cần

"Hạt giống đỏ" của Ðội Cảnh sát Ðặc nhiệm Hình sự

"Hạt giống đỏ" của Ðội Cảnh sát Ðặc nhiệm Hình sự

Mới 26 tuổi, nhưng Trung úy Trần Trung Hùng (trong ảnh), Ðội Cảnh sát đặc nhiệm Hình sự, Công an TP Hồ Chí Minh đã có nhiều thành tích xuất sắc trong đấu tranh, khám phá các vụ án, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, bình yên trong cuộc sống nhân dân.
"Công lao này là của tập thể"

"Công lao này là của tập thể"

Thật hiếm có cơ sở y tế nào như Khoa Cấp cứu (trước đây là Khoa A9), Bệnh viện Bạch Mai, hai lần vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Nơi đây có Anh hùng Lao động, GS, Thầy thuốc Nhân dân Vũ Văn Ðính, người sáng lập và xây dựng ngành cấp cứu hồi sức Việt Nam, ông được Tổ chức bệnh viện châu Á tặng giải thưởng "Thành tựu cống hiến trọn đời" vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Gìn vàng giữ ngọc cho hay

"Làm gốm ở đây hiện có vài trăm hộ nhưng chỉ còn một người duy trì nghề gốm thủ công. Anh ấy thích tự do sáng tạo trong quá trình tạo tác sản phẩm, song hơn cả, là muốn giữ được nghề quý giá của cha ông" - Ðồng chí Lê Mạnh Vinh, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng xóm 2, nói về anh Phạm Anh Ðạo (36 tuổi), người thợ khiếm thính, tài hoa của làng gốm Bát Tràng, xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Người kỹ sư nặng lòng với cây lúa

Cuộc sống còn nhiều vất vả của nông dân và sự gắn bó với đồng đất Sóc Trăng là động lực giúp kỹ sư Hồ Quang Cua không chỉ nghiên cứu thành công nhiều công trình về cây ăn trái, các loại rau màu khác mà còn có công đầu trong tạo giống lúa thơm ST. Nhờ trồng loại lúa thơm ST có giá trị xuất khẩu cao, hàng chục nghìn hộ dân vươn lên thoát nghèo.

Xã Phú Lộc làm theo lời Bác

Trong sâu thẳm trái tim mỗi người dân Việt Nam, Bác Hồ luôn sống mãi. Học Bác từ những việc nhỏ nhất, nhiều người dân ở xã vùng sâu, vùng xa Phú Lộc, huyện miền núi Tân Phú (Ðồng Nai) đã thờ ảnh Bác trong nhà, ở nơi trang trọng nhất, để hằng ngày noi gương và làm theo Bác.

Ðinh ninh lời Bác dạy

Bệnh viện Ða khoa Vân Ðình (Hà Nội) tự hào là bệnh viện duy nhất được Bác Hồ đặt tên là "Nhà thương Vân Ðình" khi Người về thăm ngày 20-4-1963. Suốt 50 năm qua, đội ngũ y, bác sĩ của Nhà thương Vân Ðình luôn khắc ghi và làm theo lời căn dặn đầy tình thương mến của Người: "Trong công tác phục vụ, cần coi trọng cả hai mặt vật chất và tinh thần. Có thuốc hay, thức ăn ngon, còn cần phải có thái độ phục vụ tốt, coi người bệnh như ruột thịt. Cần đặc biệt chú ý việc phòng bệnh".
Bí thư "tự làm khổ mình"

Bí thư "tự làm khổ mình"

Anh đã về hưu nhưng mỗi khi tôi xuống các xã, phường thuộc huyện Krông Búc và thị xã Buôn Hồ (Ðác Lắc) đều được nghe cán bộ và nhân dân nói về anh, "con người của công việc, luôn sâu sát cơ sở, có tinh thần trách nhiệm cao trước nhiệm vụ được giao...".

Hải Dương xây dựng và làm theo chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh

Năm 2012, các cấp, các ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hải Dương  xây dựng  và công bố chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh trên cơ sở cụ thể hóa các mối quan hệ đối với bản thân, đối với công việc,  đối với nhân dân, đối với cấp trên và đối với đồng nghiệp. Các chuẩn mực đạo đức này mang ý nghĩa giáo dục thiết thực và sâu sắc  theo đặc thù ngành, đã phát huy tác dụng tích cực  và là "cẩm nang" để mọi người học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công việc và trong cuộc sống.

Người mang niềm vui đến người bệnh nghèo

Gần 10 năm qua, ông Phạm Quang Lịch, Chủ tịch Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Bình luôn gắn với các hoạt động trợ giúp người nghèo mổ tim, mổ mắt và khám bệnh miễn phí. Những bữa cơm phục vụ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trong mỗi dịp Tết đến đã động viên họ vượt lên hoàn cảnh, giành lại sự sống cho bản thân, gia đình và xã hội.

Người gửi 20 nghìn thư báo tin cho thân nhân liệt sĩ

Ðã 37 năm,  ông Ðào Thiện Sính ở huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã đến hơn 200 nghĩa trang liệt sĩ để ghi chép, viết và gửi hơn 20 nghìn cánh thư cho thân nhân gia đình liệt sĩ. Tự lo ăn, ở, chủ yếu là ngủ nhờ ngoài "nghĩa địa", nhiều khi ông phải lấy thêm tiền của vợ, con lo cho việc thiện, dốc toàn tâm, toàn lực giúp cả nghìn gia đình thân nhân liệt sĩ biết tin và nhờ đó, rất nhiều gia đình đã đưa "người thân" về "đoàn tụ".
Bộ đội Biên phòng trong lòng dân

Bộ đội Biên phòng trong lòng dân

Tôi quen Trung tá Nguyễn Việt Quân, Chính trị viên Ðồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên lần về xã Mỹ Ðức (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) viết về chương trình "Mái ấm biên cương". Bà con ca ngợi những việc tốt mà cán bộ Quân đã làm. Anh là điển hình của Bộ đội Biên phòng Kiên Giang trong đợt tuyên truyền "Hướng về chủ quyền biên giới hải đảo".
Người "thắp lửa nhân ái" ở Hà Giang

Người "thắp lửa nhân ái" ở Hà Giang

Khi còn là sinh viên, Vũ Mạnh Hà có hơn một tháng "cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc" với đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ba xã đặc biệt khó khăn là Sính Lủng, Sủng Là và Sà Phìn của huyện biên giới Ðồng Văn (Hà Giang). Anh thấm thía một điều: Làm nghề thầy thuốc mà không nghĩ đến những số phận nghèo thì hai chữ "lương y" đâu còn thánh thiện!
Lão nông Ba Lài làm theo Bác Hồ

Lão nông Ba Lài làm theo Bác Hồ

Vươn lên từ gian khó, khi cuộc sống ổn định, ông Ðoàn Văn Lài (Ba Lài) ngụ ấp Trường Khương, xã Trường Xuân (Thới Lai, TP Cần Thơ) tự nguyện dành hết nguồn thu nhập từ việc canh tác sáu công (6.000 m2) đất trồng lúa để giúp đỡ những hộ nghèo, khó khăn, ốm đau, hoạn nạn. Bên cạnh đó, ông còn xây dựng Ðền thờ Bác Hồ trên phần đất trước nhà để con cháu, người dân trong vùng tưởng nhớ và noi gương Bác.

Lão ngư 35 năm vác tù và trên sông Hậu

Tôi phóng xe đến chân cầu Cần Thơ, dừng lại bên bờ Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long thì trời đã xế chiều. Bất chợt có tiếng tù và vang dội một khúc sông. Những người bán hàng ven hai bên cầu Cần Thơ nhốn nháo bảo nhau: "Chắc là có chuyện chẳng lành nên ông To mới thổi tù và huy động cánh ngư dân trong xóm". Tôi rồ ga tăng tốc tìm đến nơi phát ra tiếng tù và.
Người nông dân phục tráng thành công gạo đỏ - lúa mùa

Người nông dân phục tráng thành công gạo đỏ - lúa mùa

Gạo đỏ - lúa mùa từng là niềm tự hào của nông dân đồng bằng sông Cửu Long; có chất lượng ngon nhất, thơm nhất, dẻo nhất và dinh dưỡng nhất. Thế nhưng, do năng suất thấp, những hạt gạo đỏ thơm lừng dần mất bóng. Trăn trở, xót xa và quyết tâm phục tráng lại nguồn gien quý đã thôi thúc người nông dân Khmer - Danh Văn Dưỡng (tên thường gọi Danh Dưỡng), ngụ thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn, An Giang), Chủ nhiệm CLB nông dân thị trấn Óc Eo - Thoại Sơn tìm tòi nghiên cứu, lai tạo thành công ba giống lúa Hồng Ngọc Óc Eo 1, 2 và 3.