cứu nước

Học Bác từ những việc nhỏ

Học Bác từ những việc nhỏ

Trên cơ sở nội dung học Bác về "trọng dân", cũng như phát huy tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, Tỉnh ủy An Giang xác định: Sự nêu gương của cán bộ lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; xây dựng và thực hiện nghiêm các quy định, quy chế làm việc, xác định rõ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu, đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách, tác phong công tác, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo là điều cần làm trước. Và cũng từ tinh thần này, nhiều cán bộ, đảng viên ở An Giang đã xung phong, đi đầu theo từng nhiệm vụ, phần việc cụ thể.
Người thương binh làm giàu từ nuôi ong

Người thương binh làm giàu từ nuôi ong

Không khuất phục trước nghèo khó, thương binh Phạm Thanh Xuân làm theo lời Bác Hồ dạy, trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững. Sau nhiều năm phấn đấu, ông Xuân trở thành tỷ phú nuôi ong có tiếng ở tỉnh miền núi Lào Cai.
Nhân rộng các điển hình tiên tiến

Nhân rộng các điển hình tiên tiến

Qua ba năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của từng cán bộ, đảng viên, nhân viên. Nhờ đó duy trì được không khí thi đua sôi nổi, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế và xây dựng Đảng.
Niềm vui được giúp người nghèo khó

Niềm vui được giúp người nghèo khó

Hơn 10 năm qua, Hội Từ thiện xã Viên An, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) lặng lẽ xây cầu, làm đường giao thông nông thôn, giúp các em học sinh nghèo hiếu học được đến trường, giúp đỡ trẻ mồ côi, người già neo đơn không nơi nương tựa…, chung tay cùng chính quyền địa phương xoa dịu phần nào nỗi bất hạnh của những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Hồ Chí Minh - Nhà lý luận thực hành lỗi lạc

Ðã từ lâu, tôi cứ suy nghĩ: Bác Hồ là nhà lý luận chính trị đặc biệt, nổi trội về giá trị, tư tưởng so với bình thường; không phải lý luận kinh viện, mà là lý luận thực hành. Suy nghĩ ấy làm tôi muốn hiểu sâu hơn tư tưởng Hồ Chí Minh, để hành động tốt hơn khi học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.

Người là Cha, là Bác, là Anh

Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ Hai câu thơ ấy là của Tố Hữu. Nhà thơ lớn của đất nước viết về lãnh tụ cao nhất của dân tộc mà cứ như nói về người thân trong gia đình, như tình cha-con, bác-cháu, anh-em. Có điều là ba từ Cha, Bác, Anh đã không còn nguyên nghĩa danh xưng từ xưa vẫn dùng, mà nội hàm đã có sự thay đổi rộng rãi hơn, bao quát hơn; âm hưởng thì lắng sâu và vang xa hơn, vượt cả lằn ranh bờ cõi nước ta.
Người "mắc nợ" các liệt sĩ

Người "mắc nợ" các liệt sĩ

Một dịp tình cờ, chúng tôi biết câu chuyện của chị, người được nhiều thân nhân gia đình liệt sĩ nhắc đến với sự trân trọng, biết ơn chân thành. Nhiều người nhìn vào việc làm của chị đều nói, chị dường như "mắc nợ" các liệt sĩ. Chị là Thượng tá Trần Thị Oanh Lan, ở phố Ðội Nhân (Hà Nội).

Gìn vàng giữ ngọc cho hay

"Làm gốm ở đây hiện có vài trăm hộ nhưng chỉ còn một người duy trì nghề gốm thủ công. Anh ấy thích tự do sáng tạo trong quá trình tạo tác sản phẩm, song hơn cả, là muốn giữ được nghề quý giá của cha ông" - Ðồng chí Lê Mạnh Vinh, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng xóm 2, nói về anh Phạm Anh Ðạo (36 tuổi), người thợ khiếm thính, tài hoa của làng gốm Bát Tràng, xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Người gửi 20 nghìn thư báo tin cho thân nhân liệt sĩ

Ðã 37 năm,  ông Ðào Thiện Sính ở huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã đến hơn 200 nghĩa trang liệt sĩ để ghi chép, viết và gửi hơn 20 nghìn cánh thư cho thân nhân gia đình liệt sĩ. Tự lo ăn, ở, chủ yếu là ngủ nhờ ngoài "nghĩa địa", nhiều khi ông phải lấy thêm tiền của vợ, con lo cho việc thiện, dốc toàn tâm, toàn lực giúp cả nghìn gia đình thân nhân liệt sĩ biết tin và nhờ đó, rất nhiều gia đình đã đưa "người thân" về "đoàn tụ".
Chủ tịch làng văn hóa Khe Ðát

Chủ tịch làng văn hóa Khe Ðát

Sau cơn mưa cuối mùa hạ, tìm đường vào làng Khe Ðát, một làng đồng bào Dao ở xã Tân Ðồng, huyện Trấn Yên (Yên Bái) không khó lắm, loay hoay tìm xe máy để di chuyển thì gặp ngay ông Quân cưỡi xe máy từ nhà ra chợ. Vẫn giọng oang oang đầy sức sống của người chỉ huy hơn 30 năm trong quân ngũ: Các anh chờ 20 phút, tôi ra ủy ban xã giải quyết chút việc rồi ta về nhà luôn nhé. Hóa ra, ông vẫn rất minh mẫn, nhớ từng gương mặt đã từng gặp trong đời, nhớ cả cái hẹn của anh bạn đi cùng tôi cách đó cả nửa tháng trời.
"Hương của người đức hạnh bay khắp muôn phương"

"Hương của người đức hạnh bay khắp muôn phương"

Ðạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là tấm gương tu dưỡng các đức tính tốt, mà còn là gương ứng xử theo truyền thống văn hóa Việt Nam. Ðây là chuẩn mực đạo đức, mà những người con Phật giáo luôn noi theo và lấy đó làm kim chỉ nam cho mình trong cuộc sống - đó là tâm sự của sư cô Thích Ðàm Ngọc, ở chùa Ninh Xá Hạ (xã Yên Minh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Ðịnh).

Tác phong làm việc khoa học, chu đáo của Bác Hồ

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Ðảng ta và nhân dân ta. Người đã để lại cho chúng ta những bài học lớn về rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, nhân cách làm người, làm cán bộ. Tác phong làm việc khoa học, chu đáo của Người là một trong những bài học sinh động đó.

Noi gương Bác, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao tấm gương giữ gìn đạo đức và đặc biệt quan tâm vấn đề giáo dục, xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. So với các lãnh tụ khác trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết nhiều về đạo đức về những tiêu chuẩn đạo đức của người cách mạng, người cán bộ, đảng viên... như trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, sống có tình có nghĩa, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, tinh thần đoàn kết quốc tế...

Tư tưởng trọng dân và phong cách gần dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh

1. Trọng dân, gần dân, thân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, vì nhân dân quên mình, chăm lo đến lợi ích của dân, dân chủ với dân, thật sự tôn vinh nhân dân làm chủ xã hội là một tư tưởng lớn, mang tính văn hóa, nhân văn, nhân đạo cao cả và tính cách mạng, tính nhân dân sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người tận tâm suốt đời với sự nghiệp đấu tranh để giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.