khó khăn

Thụy Văn làm tốt lời dạy của Bác

Dù không được chọn làm điểm nhưng với phương pháp, cách làm  phù hợp, Ðảng ủy và nhân dân xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy (Thái Bình) đã tạo bứt phá trong xây dựng nông thôn mới, trở thành điểm sáng của tỉnh và được vinh danh điển hình tiên tiến trong thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2013.
Người quyết tâm chinh phục gió trời

Người quyết tâm chinh phục gió trời

Lúc cha hy sinh, Tô Hoài Dân mới tròn 10 tuổi. Do lòng căm thù giặc, đầu năm 1975, khi mới 15 tuổi, anh Dân nài nỉ mẹ cho theo các chú bộ đội để trả thù cho cha và đồng bào. Sau hơn chín năm làm du kích và bộ đội, năm 1986, anh xuất ngũ trở về quê hương. Bằng niềm đam mê và sự lao động hết mình, anh thành lập doanh nghiệp, với ước mơ chinh phục gió trời trở thành nguồn năng lượng có ích, để làm giàu chính đáng cho bản thân, và luôn hết mình vì quê hương.

Người mở đường từ bản Phiêng Tạc

Không cam chịu cuộc sống nghèo nàn, tù túng do không có đường giao thông, anh Bàn Văn Trị, người dân tộc Dao đã dốc hết tâm sức xẻ núi mở tuyến đường từ bản Phiêng Tạc ra xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm (Bắc Cạn), giúp dân bản đi lại dễ dàng, góp phần thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
"Bốn cùng" với dân Bản Máy

"Bốn cùng" với dân Bản Máy

Những khó khăn mang tính cố hữu cái đói, cái nghèo, cái lạc hậu ngàn đời của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Bản Máy theo mãi người dân nơi đây. Nhưng cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang trên địa bàn "không cam chịu đói nghèo" mà "xắn tay" vào cuộc bằng sự đồng lòng, tính sáng tạo, lòng nhiệt tình đã đưa Bản Máy thoát nghèo và xây dựng biên cương ngày một trù phú, phát triển.

Những tấm lòng bao la, những nghị lực phi thường

Câu chuyện xúc động của những cô gái không cam chịu tật nguyền vượt lên số phận,... đã để lại ấn tượng khó quên, trong buổi giao lưu các điển hình tiên tiến học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hà Ðông (TP Hà Nội) tổ chức. Cũng như nhiều người, hình ảnh những con người bình dị mà cao quý ấy cứ in đậm trong tâm trí tôi, nhắc tôi cố gắng sống tốt hơn.
"Hạt giống đỏ" của Ðội Cảnh sát Ðặc nhiệm Hình sự

"Hạt giống đỏ" của Ðội Cảnh sát Ðặc nhiệm Hình sự

Mới 26 tuổi, nhưng Trung úy Trần Trung Hùng (trong ảnh), Ðội Cảnh sát đặc nhiệm Hình sự, Công an TP Hồ Chí Minh đã có nhiều thành tích xuất sắc trong đấu tranh, khám phá các vụ án, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, bình yên trong cuộc sống nhân dân.
"Công lao này là của tập thể"

"Công lao này là của tập thể"

Thật hiếm có cơ sở y tế nào như Khoa Cấp cứu (trước đây là Khoa A9), Bệnh viện Bạch Mai, hai lần vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Nơi đây có Anh hùng Lao động, GS, Thầy thuốc Nhân dân Vũ Văn Ðính, người sáng lập và xây dựng ngành cấp cứu hồi sức Việt Nam, ông được Tổ chức bệnh viện châu Á tặng giải thưởng "Thành tựu cống hiến trọn đời" vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Gìn vàng giữ ngọc cho hay

"Làm gốm ở đây hiện có vài trăm hộ nhưng chỉ còn một người duy trì nghề gốm thủ công. Anh ấy thích tự do sáng tạo trong quá trình tạo tác sản phẩm, song hơn cả, là muốn giữ được nghề quý giá của cha ông" - Ðồng chí Lê Mạnh Vinh, Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng xóm 2, nói về anh Phạm Anh Ðạo (36 tuổi), người thợ khiếm thính, tài hoa của làng gốm Bát Tràng, xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội).
"Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"

"Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"

Với chị, giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn là niềm vui hạnh phúc. Gần 20 năm làm việc thiện, chị không nhớ hết đã đến với những ai; giúp được gì thì giúp hết mình bằng tình thương yêu tự đáy lòng. Ðó là điều mà chị Nguyễn Thị Mai Liên luôn tâm nguyện.
Ở quê hương "vợ chồng A Phủ"

Ở quê hương "vợ chồng A Phủ"

Chi bộ bản Giàng có 23 đảng viên, thuộc đảng bộ xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La tặng bằng khen trong sạch, vững mạnh ba năm liền (2010-2012). Bản Giàng chính là nơi diễn ra câu chuyện trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài. Tại đây, chi bộ bản Giàng đã lãnh đạo nhân dân vượt khó vươn lên, xóa đói, giảm nghèo, với nhiều câu chuyện thú vị.

Xã Phú Lộc làm theo lời Bác

Trong sâu thẳm trái tim mỗi người dân Việt Nam, Bác Hồ luôn sống mãi. Học Bác từ những việc nhỏ nhất, nhiều người dân ở xã vùng sâu, vùng xa Phú Lộc, huyện miền núi Tân Phú (Ðồng Nai) đã thờ ảnh Bác trong nhà, ở nơi trang trọng nhất, để hằng ngày noi gương và làm theo Bác.

Ðinh ninh lời Bác dạy

Bệnh viện Ða khoa Vân Ðình (Hà Nội) tự hào là bệnh viện duy nhất được Bác Hồ đặt tên là "Nhà thương Vân Ðình" khi Người về thăm ngày 20-4-1963. Suốt 50 năm qua, đội ngũ y, bác sĩ của Nhà thương Vân Ðình luôn khắc ghi và làm theo lời căn dặn đầy tình thương mến của Người: "Trong công tác phục vụ, cần coi trọng cả hai mặt vật chất và tinh thần. Có thuốc hay, thức ăn ngon, còn cần phải có thái độ phục vụ tốt, coi người bệnh như ruột thịt. Cần đặc biệt chú ý việc phòng bệnh".
Bí thư "tự làm khổ mình"

Bí thư "tự làm khổ mình"

Anh đã về hưu nhưng mỗi khi tôi xuống các xã, phường thuộc huyện Krông Búc và thị xã Buôn Hồ (Ðác Lắc) đều được nghe cán bộ và nhân dân nói về anh, "con người của công việc, luôn sâu sát cơ sở, có tinh thần trách nhiệm cao trước nhiệm vụ được giao...".

Hải Dương xây dựng và làm theo chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh

Năm 2012, các cấp, các ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hải Dương  xây dựng  và công bố chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh trên cơ sở cụ thể hóa các mối quan hệ đối với bản thân, đối với công việc,  đối với nhân dân, đối với cấp trên và đối với đồng nghiệp. Các chuẩn mực đạo đức này mang ý nghĩa giáo dục thiết thực và sâu sắc  theo đặc thù ngành, đã phát huy tác dụng tích cực  và là "cẩm nang" để mọi người học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công việc và trong cuộc sống.
Một cửa "lưu động" phục vụ nhân dân

Một cửa "lưu động" phục vụ nhân dân

Cải cách thủ tục hành chính phải trực tiếp phục vụ nhân dân, cộng đồng và xã hội; là giải pháp quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị, tập thể và cá nhân trong cả nước đã có những cách làm hay, sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ  quan trọng này. Mô hình một cửa "lưu động" ở Chi cục Thủy sản Bình Thuận là một trong những mô hình đang thật sự phát huy hiệu quả, góp phần vào việc phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.