tiết kiệm

Chung tay giúp các xã nghèo ở Nghệ An

Chung tay giúp các xã nghèo ở Nghệ An

Sau 5 năm phát động, đã có hơn 100 tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp giúp đỡ 110 xã khó khăn ở miền tây tỉnh Nghệ An từng bước thoát nghèo. Ðó là những việc làm thiết thực, cụ thể trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Những người lính đam mê sáng tạo

Những người lính đam mê sáng tạo

Những năm gần đây, Trung tâm Kỹ thuật Thông tin công nghệ cao, Binh chủng Thông tin liên lạc, Bộ Quốc phòng đạt nhiều thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học. Nhiều sản phẩm khoa học được ứng dụng rộng rãi, hiệu quả. Để có thành tích ấy, yếu tố quan trọng hàng đầu là đơn vị luôn đoàn kết gắn bó, đúng như lời Bác Hồ dạy: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.
Những "Ngôi nhà 100 đồng"

Những "Ngôi nhà 100 đồng"

Ngôi nhà nhỏ mang dòng chữ "Ngôi nhà 100 đồng" chỉ là một hình ảnh tượng trưng, nhưng thông qua đó là những việc làm thiết thực, những tình cảm chân thành làm ấm lòng đồng đội, để họ xiết chặt hàng ngũ, kề vai sát cánh bên nhau, phấn đấu hết sức mình cho đất nước bình yên.
Người đi tìm vaccine cho trẻ

Người đi tìm vaccine cho trẻ

Mười sáu năm dồn trí tuệ, tâm lực nghiên cứu, thử nghiệm, cuối cùng vaccine phòng, chống tiêu chảy ở trẻ em (Rotavin) do PGS, TS Lê Thị Luân làm Chủ nhiệm đề tài đã được cấp phép lưu hành trong cả nước. Sản phẩm khoa học này đưa Việt Nam trở thành nước thứ hai ở châu Á và thứ tư thế giới về sản xuất vaccine phòng bệnh tiêu chảy.
Phần thưởng lớn nhất là sự tin yêu của nhân dân

Phần thưởng lớn nhất là sự tin yêu của nhân dân

Từ cương vị là Giám đốc Trung tâm y tế huyện, đến lãnh đạo, quản lý bệnh viện lớn nhất của tỉnh, rồi những năm gần đây, giữ trọng trách Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc, Thầy thuốc Nhân dân, bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Đức Quý đã vinh dự được nhận nhiều phần thưởng cao quý, trong đó phần thưởng lớn nhất là sự hài lòng và tin yêu của nhân dân...
"Dũng Thiên Phước" làm phước

"Dũng Thiên Phước" làm phước

Nằm sát chân núi Cô Tiên, bên đường Phạm Văn Ðồng dẫn vào thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa), Lữ quán Thiên Phước có nhiều điểm thật đặc biệt. Quán có dáng dấp một con tàu neo bên những lô-cốt vững chãi, khách ngồi nghe tiếng sóng vỗ ngay dưới chân mình.
Nghĩa tình ông chủ đò Bảy Thôn

Nghĩa tình ông chủ đò Bảy Thôn

Vươn lên từ gian khó, ông Huỳnh Văn Thôn (tên thường gọi Bảy Thôn), chủ bến đò Vàm Xáng, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ luôn tâm niệm làm hết khả năng để giúp đỡ những người khốn khó. Đã 18 năm, ông Bảy Thôn tình nguyện đưa đò miễn phí cho học sinh vùng sông nước đến trường, hết lòng hỗ trợ người nghèo, góp tiền, công sức làm cầu, đường, xây nhà tình thương... Mọi người quý mến gọi ông là "ông Bảy từ thiện".
Người thương binh ham làm từ thiện

Người thương binh ham làm từ thiện

Dù mang trong mình vết thương chiến tranh, nhưng với ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên, nhiều thương binh đã đóng góp công sức làm giàu cho quê hương, đất nước, là tấm gương sáng cho các thế hệ con, cháu noi theo. Một trong những tấm gương đó, là cựu chiến binh Nguyễn Tiến Chức (trong ảnh), Tổng giám đốc Công ty xây dựng Ðồng Tiến, xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Người quyết tâm chinh phục gió trời

Người quyết tâm chinh phục gió trời

Lúc cha hy sinh, Tô Hoài Dân mới tròn 10 tuổi. Do lòng căm thù giặc, đầu năm 1975, khi mới 15 tuổi, anh Dân nài nỉ mẹ cho theo các chú bộ đội để trả thù cho cha và đồng bào. Sau hơn chín năm làm du kích và bộ đội, năm 1986, anh xuất ngũ trở về quê hương. Bằng niềm đam mê và sự lao động hết mình, anh thành lập doanh nghiệp, với ước mơ chinh phục gió trời trở thành nguồn năng lượng có ích, để làm giàu chính đáng cho bản thân, và luôn hết mình vì quê hương.
"Bốn cùng" với dân Bản Máy

"Bốn cùng" với dân Bản Máy

Những khó khăn mang tính cố hữu cái đói, cái nghèo, cái lạc hậu ngàn đời của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Bản Máy theo mãi người dân nơi đây. Nhưng cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang trên địa bàn "không cam chịu đói nghèo" mà "xắn tay" vào cuộc bằng sự đồng lòng, tính sáng tạo, lòng nhiệt tình đã đưa Bản Máy thoát nghèo và xây dựng biên cương ngày một trù phú, phát triển.

Xã Phú Lộc làm theo lời Bác

Trong sâu thẳm trái tim mỗi người dân Việt Nam, Bác Hồ luôn sống mãi. Học Bác từ những việc nhỏ nhất, nhiều người dân ở xã vùng sâu, vùng xa Phú Lộc, huyện miền núi Tân Phú (Ðồng Nai) đã thờ ảnh Bác trong nhà, ở nơi trang trọng nhất, để hằng ngày noi gương và làm theo Bác.
Bí thư "tự làm khổ mình"

Bí thư "tự làm khổ mình"

Anh đã về hưu nhưng mỗi khi tôi xuống các xã, phường thuộc huyện Krông Búc và thị xã Buôn Hồ (Ðác Lắc) đều được nghe cán bộ và nhân dân nói về anh, "con người của công việc, luôn sâu sát cơ sở, có tinh thần trách nhiệm cao trước nhiệm vụ được giao...".

Hải Dương xây dựng và làm theo chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh

Năm 2012, các cấp, các ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hải Dương  xây dựng  và công bố chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh trên cơ sở cụ thể hóa các mối quan hệ đối với bản thân, đối với công việc,  đối với nhân dân, đối với cấp trên và đối với đồng nghiệp. Các chuẩn mực đạo đức này mang ý nghĩa giáo dục thiết thực và sâu sắc  theo đặc thù ngành, đã phát huy tác dụng tích cực  và là "cẩm nang" để mọi người học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công việc và trong cuộc sống.
Một cửa "lưu động" phục vụ nhân dân

Một cửa "lưu động" phục vụ nhân dân

Cải cách thủ tục hành chính phải trực tiếp phục vụ nhân dân, cộng đồng và xã hội; là giải pháp quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị, tập thể và cá nhân trong cả nước đã có những cách làm hay, sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ  quan trọng này. Mô hình một cửa "lưu động" ở Chi cục Thủy sản Bình Thuận là một trong những mô hình đang thật sự phát huy hiệu quả, góp phần vào việc phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

Người gửi 20 nghìn thư báo tin cho thân nhân liệt sĩ

Ðã 37 năm,  ông Ðào Thiện Sính ở huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã đến hơn 200 nghĩa trang liệt sĩ để ghi chép, viết và gửi hơn 20 nghìn cánh thư cho thân nhân gia đình liệt sĩ. Tự lo ăn, ở, chủ yếu là ngủ nhờ ngoài "nghĩa địa", nhiều khi ông phải lấy thêm tiền của vợ, con lo cho việc thiện, dốc toàn tâm, toàn lực giúp cả nghìn gia đình thân nhân liệt sĩ biết tin và nhờ đó, rất nhiều gia đình đã đưa "người thân" về "đoàn tụ".