Trong tư tưởng chỉ đạo cũng như trong thực tiễn hành động, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao vai trò và quyền lực của dân, luôn tin vào khả năng và sức mạnh của nhân dân. Người khẳng định: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr.335)
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nước lấy dân làm gốc”, bởi vì “lực lượng của dân chúng nhiều vô cùng”; “có lực lượng dân chúng, việc to tát mấy, khó
khăn mấy làm cũng được. Không có, thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 10, tr.453)
Nhận thức rõ vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: “Nước lấy dân làm gốc… Gốc có vững cây mới bền, Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr. 501, 502)
Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 6, tr.232).
Người tâm đắc với câu nói dân gian: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, Khó trăm lần dân liệu cũng xong”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 15, tr.280).
Nhấn mạnh vai trò của nhân dân đối với Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ mà Chính phủ là người đày tớ trung thành của nhân dân”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 9, tr 382).
Quan điểm “dân là chủ và dân làm chủ” được Người nhiều lần nhắc đến trong các bài viết, bài
nói chuyện. Người nhấn mạnh: Trong chế độ dân chủ, nhân dân mới là chủ sở hữu mọi quyền lực. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc đến vai trò “người chủ đất nước” của mọi người dân trong các ngành, các giới: công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ, các dân tộc, cả các cháu thiếu niên nhi đồng... Khi “dân là chủ” thì tất cả các cán bộ, đảng viên đều là “đầy tớ của nhân dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên phải nhận thức rõ vai trò của mình: “Mình vào Đảng để làm đày tớ cho nhân dân… Làm đày tớ nhân dân chứ không phải làm
“quan” nhân dân. Lãnh đạo là làm đày tớ nhân dân và phải làm cho tốt”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 15, tr.292).
Với các cán bộ cách mạng nói chung và những Cán bộ viết báo nói riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nhấn mạnh quan điểm: Được phục vụ nhân dân là một vinh dự rất vẻ vang. Người khẳng định: “Cán bộ Đảng cũng như cán bộ chính quyền, ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đày tớ của nhân dân, phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 11, tr. 113).
“Nước lấy dân làm gốc” nên Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu tất cả cán bộ, đảng viên phải gần dân, trọng dân, học dân, thật thà trước dân, thương yêu dân. Đảng muốn lãnh đạo phải gần dân, lắng nghe và thấu hiểu lòng dân để đề ra chủ trương, chính sách phù hợp. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy cán bộ cách chữa bệnh quan liêu mệnh lệnh là “Theo đúng đường lối nhân dân” và quán triệt sáu điều:
“Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết;
Liên hệ chặt chẽ với nhân dân;
Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ;
Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân, và hoan nghênh nhân dân phê bình mình;
Sẵn sàng học hỏi nhân dân;
Tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính, để nhân dân noi theo”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 7, tr 177).
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh,lợi ích của nhân dân là mục tiêu của cách mạng, là lý tưởng của Đảng. “Nhiệm vụ của Đảng ta là một lòng, một dạ phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích gì khác”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 9, tr.31).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, rèn luyện cán bộ, đảng viên. Tháng 10/1947, trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Chủ tịch Hồ Chủ tịch đã viết: “Tin vào dân
chúng... Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr. 337-338).
Trong giai đoạn cả nước tập trung sức người, sức của cho cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chú trọng việc huy động nhân dân xây dựng, hoàn thiện bộ máy và đội ngũ cán bộ của Đảng và Chính quyền. Người viết: "... Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên".
(Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 15, tr. 547).
Người chủ trương: “Tin vào dân chúng. Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết” để “Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr.338).
Người yêu cầu tổ chức đảng, các đảng viên phải tự đến với dân và chú ý lắng nghe, tiếp thu những ý kiến của nhân dân, trên cơ sở đó, tiếp thu để trước tiên tự chỉnh đốn mình và sau đó góp sức chỉnh đốn, xây dựng Đảng; mọi cán bộ, đảng viên “phải liên lạc mật
thiết với dân chúng. Không được rời xa dân chúng. Rời xa dân chúng là cô độc. Cô độc thì nhất định thất bại”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb. Chính trịquốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr.278).
Người yêu cầu tổ chức đảng, các đảng viên phải tự đến với dân và chú ý lắng nghe, tiếp thu những ý kiến của nhân dân, trên cơ sở đó, tiếp thu để trước tiên tự chỉnh đốn mình và sau đó góp sức chỉnh đốn, xây dựng Đảng; mọi cán bộ, đảng viên “phải liên lạc mật thiết với dân chúng. Không được rời xa dân chúng. Rời xa dân chúng là cô độc. Cô độc thì
nhất định thất bại”.
Khi sức dân được huy động, được tổ chức, được tập hợp dưới sự lãnh đạo của Đảng thì trở thành sức mạnh vô địch. Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng về chính trị và tổ chức từ năm 1947 đến nay vẫn giữ nguyên tính thời sự:
“Chúng ta phải kiên quyết bỏ sạch lối quan liêu, lối chật hẹp, lối mệnh lệnh. Chúng ta phải kiên quyết thực hành theo nguyên tắc sau đây:
1. Việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng.
2. Tin vào dân chúng. Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết. Chúng ta có khuyết điểm, thì thật thà thừa nhận trước mặt dân chúng. Nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr.337-338).
Gắn bó mật thiết với nhân dân, đấu tranh vì lợi ích của nhân dân là mục đích hoạt động, là lý do để tồn tại và là lẽ sống của Đảng. Đảng trở thành đại biểu cho lợi ích của giai cấp và của nhân dân. Đây là điểm xuất phát và cũng là nội dung, là mục tiêu phấn đấu của Đảng.Dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, giáo dục và rèn luyện cán bộ, đảng viên cũng chính là điểm nhấn quan trọng, cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về “Dân làm gốc”.
CẦN TẨY SẠCH BỆNH QUAN LIÊU MỆNH LỆNH (*)
Ai cũng biết bệnh quan liêu mệnh lệnh là nguy hiểm. Nhưng trong công tác thực tế, như trong việc tạm vay thóc chiêm vừa rồi, nhiều cán bộ ta còn mắc bệnh ấy. Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ.
Bệnh quan liêu mệnh lệnh tự đâu mà ra?
Xa nhân dân: Do đó, không hiểu tâm lý, nguyện vọng của nhân dân.
Khinh nhân dân: Cho là “dân ngu khu đen”, bảo sao làm vậy, không hiểu được chính trị, lý luận cao xa như mình.
Sợ nhân dân: Khi có sai lầm, khuyết điểm thì sợ nhân dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa.
Không tin cậy nhân dân: Họ quên rằng không có lực lượng nhân dân, thì việc nhỏ mấy, dễ mấy, làm cũng không xong, có lực lượng nhân dân, thì việc khó mấy, to mấy, làm cũng được.
Không hiểu biết nhân dân: Họ quên rằng nhân dân cần trông
thấy lợi ích thiết thực (lợi ích gần và lợi ích xa, lợi ích riêng và lợi ích chung, lợi ích bộ phận và lợi ích toàn cuộc). Đối với nhân dân, không thể lý luận suông, chính trị suông.
Không yêu thương nhân dân: Do đó họ chỉ biết đòi hỏi nhân dân, không thiết thực giúp đỡ nhân dân. Thí dụ: Họ yêu cầu nhân dân đóng góp, nhưng không biết giúp đỡ nhân dân tăng gia sản xuất, cải thiện sinh hoạt, để bồi dưỡng sức của, sức người của nhân dân.
Có nơi, bệnh quan liêu mệnh lệnh trầm trọng đến nỗi cán bộ lừa phỉnh dân, dọa nạt dân!
Bệnh quan liêu mệnh lệnh chỉ
đưa đến một kết quả là: hỏng việc. Vì vậy, chúng ta phải mau mau chữa bệnh nguy hiểm ấy.
Cách chữa bệnh ấy gồm có một nguyên tắc là: Theo đúng đường lối nhân dân và 6 điều là:
Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết;
Liên hệ chặt chẽ với nhân dân;
Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ;
Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân, và hoanh nghênh nhân dân phê bình mình;
Sẵn sàng học hỏi nhân dân;
Tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính, để nhân dân noi theo.
Cán bộ Đảng và chính quyền ta đều sẵn lòng cầu tiến bộ, sẵn chí phụng sự nhân dân. Mong rằng anh chị em đều cố gắng thi đua dùng đơn thuốc này, (thuốc đắng dã tật), chữa hết bệnh quan liêu mệnh lệnh, để trở nên người cán bộ tốt, và làm cho công việc thu thuế nông nghiệp sắp tới đạt được kết quả mỹ mãn.
C.B.
Báo Nhân Dân, số 23, ngày 2/9/1951
(*) Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 7, tr.176-177.