Học tập và làm theo Bác

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Theo Người, chống chủ nghĩa cá nhân là một nội dung liên quan trực tiếp tới vận mệnh của Đảng, chất lượng, hiệu quả của bộ máy Nhà nước và quyết định sự thành bại của cách mạng. Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, chống chủ nghĩa cá nhân trở thành nhiệm vụ cấp bách, vô cùng quan trọng nhằm xây dựng Đảng vững mạnh, giữ vững niềm tin của nhân dân với Đảng.
Dân chủ tập trung trong Đảng như Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn

Dân chủ tập trung trong Đảng như Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ dẫn

Dân chủ tập trung theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một nguyên tắc thống nhất, không tách rời, không có sự đối lập giữa dân chủ và tập trung. Trong đó, dân chủ không đối lập với tập trung, mà chỉ đối lập với quan liêu, chuyên chế, độc tài; còn tập trung cũng không đối lập với dân chủ mà chỉ đối lập với sự phân tán, cục bộ, bè phái, tự do vô chính phủ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân là sự vận dụng tổng hợp truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông và quy luật chiến tranh cách mạng bảo vệ Tổ quốc, nhằm huy động tối đa sức mạnh, chuyển hóa lực lượng cho cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược có tiềm lực hơn hẳn. Đó cũng là sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Đổi mới, sáng tạo, hiện thực hóa khát vọng của Người

Đổi mới, sáng tạo, hiện thực hóa khát vọng của Người

Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc được nêu trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII (năm 2021) của Đảng Cộng sản Việt Nam được khởi đề từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc, đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho đồng bào của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1911.
Xây dựng xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Xây dựng xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, lấy tự học làm cốt có ý nghĩa to lớn đối với nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam hiện nay. Để vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm, chỉ dẫn của Người đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều nội dung biện pháp gắn với đặc điểm, yêu cầu xây dựng xã hội học tập ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước kiến tạo, phục vụ hiện nay

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước kiến tạo, phục vụ hiện nay

Nói đến nhà nước kiến tạo, phục vụ là nói đến vai trò trung tâm của Nhà nước trong việc kiến tạo các đường lối, chủ trương, chính sách, tạo môi trường, điều kiện để mọi cá nhân, các tầng lớp nhân dân trong xã hội có thể phát huy năng lực, sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và cho cả dân tộc. Trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến trong tổ chức mô hình nhà nước và dựa vào điều kiện cụ thể, đặc thù của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã thiết kế và trực tiếp chỉ đạo xây dựng mô hình nhà nước riêng với tiêu chí hàng đầu là nhà nước kiến tạo, thật sự vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Nghĩ về chữ đức, chữ tài của người cán bộ

Nghĩ về chữ đức, chữ tài của người cán bộ

Mỗi khi nói về cán bộ, bao giờ Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng coi trọng cả đức và tài, trong đó đức phải là gốc. Theo Người, cán bộ mà không có đạo đức cách mạng thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Đã hơn nửa thế kỷ, những lời căn dặn ấy ngày càng thấy thấm thía, nhất là trong xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay.
Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên

Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên

Bồi dưỡng cán bộ là một khâu trong công tác cán bộ được thực hiện thường xuyên, liên tục, tùy theo tính chất công việc hoặc yêu cầu nhiệm vụ của từng lãnh vực công tác, từng giai đoạn cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Ðảng". Huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan của nhiệm vụ cách mạng và nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên.
Tầm nhìn văn hóa sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Lời kêu gọi thi đua ái quốc

Tầm nhìn văn hóa sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Lời kêu gọi thi đua ái quốc

Toàn văn Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tổng số 448 từ, song hàm chứa một tư tưởng lớn về thi đua yêu nước. Văn bản với những lời ngắn, câu gọn mà vẫn bao quát đầy đủ mục tiêu, ý nghĩa, nội dung, phương pháp, thành phần tham gia thi đua. Hơn thế, lời hiệu triệu này còn hàm chứa những thông điệp văn hóa sâu sắc và có giá trị vượt thời gian.
Nhận thức và thực hành văn hóa Hồ Chí Minh

Nhận thức và thực hành văn hóa Hồ Chí Minh

Đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay là nhờ sức mạnh văn hóa và con người Việt Nam, tỏ rõ hồn cốt, bản sắc, nét riêng, là “Made in Việt Nam”. Vậy nên hiện nay, để xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hùng cường, hạnh phúc, sải bước cùng thời đại, sánh vai với các cường quốc năm châu như tâm nguyện và khát vọng của Bác Hồ vĩ đại và của cả dân tộc, cần phải vun bồi văn hóa, đặc biệt là tu thân, rèn luyện theo văn hóa Hồ Chí Minh.
Học tập phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Học tập phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao sự cần thiết và vai trò của việc nêu gương đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Nêu gương được Người coi là một trong những cách thức quan trọng để cán bộ, đảng viên phát huy trách nhiệm của mình trước Đảng và trước nhân dân. Tư tưởng đó của Người có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển toàn diện trong công cuộc đổi mới hiện nay

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển toàn diện trong công cuộc đổi mới hiện nay

Ngay từ giữa thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã có cái nhìn khoa học và hiện đại về phát triển xã hội, trong đó có những vấn đề mà nhiều lý thuyết phát triển ngày nay đang đặt ra như phát triển toàn diện, phát triển bền vững, phát triển nhân văn. Những vấn đề về mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và xã hội, vật chất và tinh thần… đã được Hồ Chí Minh đề cập sâu sắc trong quan niệm và thể hiện sinh động trong thực tiễn Người lãnh đạo xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Có Đảng lãnh đạo cách mạng mới thành công

Có Đảng lãnh đạo cách mạng mới thành công

Một trong những nội dung quan trọng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong tác phẩm Đường Cách mệnh và Thường thức chính trị chính là về Đảng và xây dựng Đảng. Thực tế, những chỉ dẫn cụ thể của Người trong 2 tác phẩm này vẫn vẹn nguyên giá trị; không chỉ góp phần đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, để Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với vai trò tiền phong.
“Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” - 55 năm vẫn vẹn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn

“Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” - 55 năm vẫn vẹn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn

Dung lượng ngắn gọn trong gần 700 từ, “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác phẩm có giá trị hết sức to lớn đối với Đảng và cách mạng Việt Nam. Trải qua 55 năm, đến nay tác phẩm vẫn vẹn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn.