Sau hơn 35 năm lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng khẳng định rõ năng lực và bản lĩnh của một Đảng cầm quyền; đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín như ngày nay. Bên cạnh những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đất nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Đánh giá cán bộ là việc xác định đúng ai tốt, ai xấu, mặt nào mạnh, mặt nào yếu; khả năng công tác của họ thế nào, để từ đó mà bố trí, sử dụng cho đúng người, đúng việc. Bác chỉ rõ: “Ở đời, ai cũng có chỗ tốt và chỗ xấu. Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu của họ”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, nhà chiến lược quân sự thiên tài, Anh hùng giải phóng dân tộc, người Cha thân yêu của lực lượng vũ trang và Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc, mở đầu cho phong trào hành động cách mạng mới của toàn dân. Nhìn lại chặng đường 75 năm qua, có thể khẳng định mọi thành quả của cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta đều gắn liền với việc tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là trường hợp hiện hữu của lịch sử khi đã “trở thành huyền thoại ngay từ khi còn sống” và thời gian càng lùi xa, sức sống và giá trị trong tư tưởng của Người càng tỏa sáng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già kính yêu của lực lượng vũ trang nhân dân và toàn thể dân tộc Việt Nam, suốt cuộc đời Người luôn đau đáu nung nấu một khao khát, đó là: “Làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc ta; là hệ thống ứng xử xuyên suốt cuộc đời sự nghiệp cách mạng, thể hiện tầm vóc trí tuệ lớn lao, tình cảm sâu sắc của Người đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Trong 7 thập niên xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, có thể thấy, tư tưởng cũng như sự quan tâm, ghi nhận, đánh giá vị thế của ngành công thương trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân trong bức thư ngày 13/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên giá trị thời sự.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Theo Người, chống chủ nghĩa cá nhân là một nội dung liên quan trực tiếp tới vận mệnh của Đảng, chất lượng, hiệu quả của bộ máy Nhà nước và quyết định sự thành bại của cách mạng. Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, chống chủ nghĩa cá nhân trở thành nhiệm vụ cấp bách, vô cùng quan trọng nhằm xây dựng Đảng vững mạnh, giữ vững niềm tin của nhân dân với Đảng.
Dân chủ tập trung theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một nguyên tắc thống nhất, không tách rời, không có sự đối lập giữa dân chủ và tập trung. Trong đó, dân chủ không đối lập với tập trung, mà chỉ đối lập với quan liêu, chuyên chế, độc tài; còn tập trung cũng không đối lập với dân chủ mà chỉ đối lập với sự phân tán, cục bộ, bè phái, tự do vô chính phủ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân là sự vận dụng tổng hợp truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông và quy luật chiến tranh cách mạng bảo vệ Tổ quốc, nhằm huy động tối đa sức mạnh, chuyển hóa lực lượng cho cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược có tiềm lực hơn hẳn. Đó cũng là sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc được nêu trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII (năm 2021) của Đảng Cộng sản Việt Nam được khởi đề từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc, đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho đồng bào của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1911.
Tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, lấy tự học làm cốt có ý nghĩa to lớn đối với nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam hiện nay. Để vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm, chỉ dẫn của Người đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều nội dung biện pháp gắn với đặc điểm, yêu cầu xây dựng xã hội học tập ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị.
Nói đến nhà nước kiến tạo, phục vụ là nói đến vai trò trung tâm của Nhà nước trong việc kiến tạo các đường lối, chủ trương, chính sách, tạo môi trường, điều kiện để mọi cá nhân, các tầng lớp nhân dân trong xã hội có thể phát huy năng lực, sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và cho cả dân tộc. Trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến trong tổ chức mô hình nhà nước và dựa vào điều kiện cụ thể, đặc thù của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã thiết kế và trực tiếp chỉ đạo xây dựng mô hình nhà nước riêng với tiêu chí hàng đầu là nhà nước kiến tạo, thật sự vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Mỗi khi nói về cán bộ, bao giờ Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng coi trọng cả đức và tài, trong đó đức phải là gốc. Theo Người, cán bộ mà không có đạo đức cách mạng thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Đã hơn nửa thế kỷ, những lời căn dặn ấy ngày càng thấy thấm thía, nhất là trong xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay.