Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gieo những "hạt giống" cho cuộc đấu tranh cách mạng ở tất cả các nơi nhân dân đang bị áp bức, bóc lột.
Sự khiêm tốn, sự kiên định, quyết tâm đấu tranh cho đến thắng lợi cuối cùng, chủ nghĩa anh hùng và những đạo đức cao cả khác thể hiện đặc tính của dân tộc Người đã được đúc kết lại ở con người Hồ Chí Minh.
Tôi vừa qua thăm Bảo tàng Cách mạng Việt Nam về. Tôi ngạc nhiên vô cùng được biết nhân dân Việt Nam đã phải đấu tranh cho tự do của mình lâu dài đến thế. Quyết tâm của nhân dân Việt Nam, chí anh hùng của nhân dân Việt Nam lớn lao vô cùng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ của nhân dân Việt Nam, người sáng lập và cổ vũ Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà tổ chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, nhà quốc tế chủ nghĩa lêninnít, nhà cách mạng bất khuất, người đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, vì tự do của các dân tộc bị áp bức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến cả cuộc đời mình cho Tổ quốc Việt Nam, hoạt động của Người thấm nhuần lòng nhân đạo, yêu tự do, yêu hòa bình và công lý. Lịch sử đấu tranh kiên cường của nhân dân Việt Nam gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Người.
Người là hiện thân cho ý chí bất khuất của cả dân tộc không bao giờ cam chịu làm nô lệ, vì trong 60 năm qua ngay từ thuở thiếu thời, Cụ Hồ Chí Minh đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, nên mỗi lời của Người luôn gắn chặt với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.
Ngày 30/8, Triển lãm cấp quốc gia “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - giá trị và sức sống trường tồn” đã khai mạc tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Triển lãm được tổ chức dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969- 2024) và 55 năm Ngày mất của Người (2/9/1969-2/9/2024).
Trong Di chúc thiêng liêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Sự nghiệp đổi mới đến nay đã trải qua gần 40 năm (1986-2024) với nhiều thành tựu, góp phần quan trọng không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, từng bước thỏa di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sáng 29/8, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phối hợp Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học “55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan Trung ương (1969-2024)”.
Nhà báo Carlos Aznares cho rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế vẫn còn nguyên tính thời sự.
Ngày 24/8 (tức ngày 21/7 âm lịch), với tấm lòng thành kính và biết ơn vô hạn, tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên, huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) đã tổ chức Lễ giỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh lần thứ 55.
Dự Lễ kỷ niệm 55 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) và trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tặng Công an Thành phố Hồ Chí Minh, sáng 17/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng Công an nhân dân, trong đó có Công an Thành phố đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, tuyệt đối trung thành với Đảng, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Chiều 15/8, tại tỉnh Hà Nam, Đảng ủy Công an trung ương, Tỉnh ủy Hà Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “55 năm Công an nhân dân thực hiện Di chúc của Hồ Chí Minh”.
Sau hơn 35 năm lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng khẳng định rõ năng lực và bản lĩnh của một Đảng cầm quyền; đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín như ngày nay. Bên cạnh những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đất nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc, mở đầu cho phong trào hành động cách mạng mới của toàn dân. Nhìn lại chặng đường 75 năm qua, có thể khẳng định mọi thành quả của cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta đều gắn liền với việc tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước.