Trước khi lên đường về nước, chúng tôi được gặp đồng chí Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ mà toàn thể nhân dân Việt Nam, từ trẻ đến già, đều gọi một cách kính yêu là Bác Hồ. Cùng tiếp chúng tôi có đồng chí Phạm Văn Đồng, Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một trong những người bạn chiến đấu của đồng chí Hồ Chí Minh.
Buổi lễ truy điệu chiều hôm đó ở Hội trường Tương tế đông kín người, không phải là một buổi vĩnh biệt. Chúng tôi hội họp nhau lại, không phải để khóc đồng chí Hồ Chí Minh của chúng ta mà là để làm cho đồng chí sống lại với chúng ta, sống lại trong trí nhớ của chúng ta, và sống trong niềm tin của chúng ta.
Ngày 15/7 năm nay hồi 7 giờ sáng, tại một trong những ngôi nhà xinh xắn, xây dựng chung quanh Phủ Chủ tịch, tôi ngồi đợi Chủ tịch Hồ Chí Minh tới. Người đã nhận lời cho tôi phỏng vấn. Người mặc bộ quần áo nâu - bao giờ người ta cũng thấy Người mặc kiểu quần áo này, như tất cả mọi nông dân Việt Nam và đầu đội mũ vải, tay chống gậy nhỏ. Giọng nói của Người yếu hơn những lần trước tôi được gặp hồi năm 1964-1965, nhưng con mắt vẫn tinh nhanh như xưa, vừa hóm hỉnh, sâu sắc, vừa hiền từ. Thấy tôi, Người nói đùa ngay một câu về mái tóc ngày càng bạc trắng của tôi.
Đối với Hội đồng Hòa bình thế giới và thực ra đối với tất cả các tổ chức quốc tế tham dự hội nghị lịch sử này, đây là một thời điểm không bao giờ quên được, vì hôm nay, chúng ta có một may mắn lớn khi đang ở trên đất nước Việt Nam, tay bắt mặt mừng với các đồng chí và bạn Việt Nam để kỷ niệm 90 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đồng chí Hồ Chí Minh là người phổ biến chủ nghĩa Mác-Lênin vào Đông Dương, người tổ chức, lãnh đạo, xây dựng và giáo dục Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Ở bản thân dung mạo đồng chí Hồ Chí Minh đã có điểm gì đó thơ mộng cố hữu. Người vừa là lãnh tụ của nhân dân, đồng thời là nhà cách mạng quốc tế chủ nghĩa bất khuất, là nhà lý luận cũng lại là con người hành động, nhà chiến lược và sách lược của chiến tranh cách mạng, một con người có học vấn rộng, không chỉ biết, mà còn viết các tác phẩm của mình bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và đồng thời cộng tất cả mọi điều đó trong nhận thức của nhân dân Việt Nam, Người vẫn là “Bác Hồ”, một con người trí tuệ, thông minh, sống giản dị, gần gũi thân thiết với tất cả mỗi người Việt Nam dù họ là đồng niên với Người hay một thanh niên, một chị phụ nữ hoặc một cháu nhỏ.
Sáng 30/8, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức chương trình tôn vinh các điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Ngày 30/8, Triển lãm cấp quốc gia “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - giá trị và sức sống trường tồn” đã khai mạc tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Triển lãm được tổ chức dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969- 2024) và 55 năm Ngày mất của Người (2/9/1969-2/9/2024).
Ngày 30/8, tại Khu di tích lịch sử Đền thờ Bác Hồ (xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hậu Giang tổ chức Lễ dâng hương viếng Bác Hồ.
Sắp đến lễ Quốc khánh, để biết thêm về Bác Hồ, về nơi Bác viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhiều người dân ở mọi miền Tổ quốc về ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội tham quan, tìm hiểu.
Sáng 29/8, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phối hợp Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học “55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan Trung ương (1969-2024)”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm, niềm tin yêu đặc biệt dành cho thanh niên. Vâng lời Bác dạy, lớp lớp thanh niên Việt Nam đã xung kích tham gia nhiều phong trào hành động cách mạng, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đi đầu trong đổi mới, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân lập nên những thành tựu lớn lao trong lịch sử nước nhà.
Sáng 22/8, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Bộ Tư lệnh Lăng) tổ chức Đại hội Thi đua Quyết thắng giai đoạn 2019-2024. Tới dự, có Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Quốc phòng.
Ngày 22/8, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức Lễ kỷ niệm và khai mạc triển lãm “55 năm ngày Bác đi xa, 55 năm bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (1969-2024)”.
Dự Lễ kỷ niệm 55 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) và trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tặng Công an Thành phố Hồ Chí Minh, sáng 17/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng Công an nhân dân, trong đó có Công an Thành phố đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, tuyệt đối trung thành với Đảng, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.