Xã hội chủ nghĩa

Từ tư tưởng dân vận của Bác nghĩ về xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ

Trước năm 1945, khi Đảng chưa nắm chính quyền, Đảng thông qua cán bộ, đảng viên, thông qua Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể để thiết lập mối quan hệ, vận động nhân dân. Cán bộ, đảng viên sống trong lòng dân, được dân nuôi, dân bảo vệ che chở, đồng thời lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh giành chính quyền. Khi Đảng ta đã trở thành đảng cầm quyền, thấy trước được nguy cơ quan liêu của cán bộ, đảng viên, Bác Hồ rất quan tâm đến công tác dân vận của chính quyền. Ngay từ những ngày đầu giành độc lập, Bác Hồ đã luôn nhắc nhở: Củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Chính phủ, cán bộ phải là “công bộc của dân”...
Không ngừng nâng cao bản lĩnh đạo đức cách mạng, sẵn sàng đối phó với những thách thức mới

Không ngừng nâng cao bản lĩnh đạo đức cách mạng, sẵn sàng đối phó với những thách thức mới

Báo cáo trước Quốc hội sáng 6-11-2017, Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an nhấn mạnh, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong năm 2017 đã giành được nhiều kết quả tích cực, về cơ bản đạt và vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra, góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của đất nước.

Hồ Chí Minh - Nhà lý luận thực hành lỗi lạc

Ðã từ lâu, tôi cứ suy nghĩ: Bác Hồ là nhà lý luận chính trị đặc biệt, nổi trội về giá trị, tư tưởng so với bình thường; không phải lý luận kinh viện, mà là lý luận thực hành. Suy nghĩ ấy làm tôi muốn hiểu sâu hơn tư tưởng Hồ Chí Minh, để hành động tốt hơn khi học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.

Người là Cha, là Bác, là Anh

Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ Hai câu thơ ấy là của Tố Hữu. Nhà thơ lớn của đất nước viết về lãnh tụ cao nhất của dân tộc mà cứ như nói về người thân trong gia đình, như tình cha-con, bác-cháu, anh-em. Có điều là ba từ Cha, Bác, Anh đã không còn nguyên nghĩa danh xưng từ xưa vẫn dùng, mà nội hàm đã có sự thay đổi rộng rãi hơn, bao quát hơn; âm hưởng thì lắng sâu và vang xa hơn, vượt cả lằn ranh bờ cõi nước ta.

Tác phong làm việc khoa học, chu đáo của Bác Hồ

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của Ðảng ta và nhân dân ta. Người đã để lại cho chúng ta những bài học lớn về rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, nhân cách làm người, làm cán bộ. Tác phong làm việc khoa học, chu đáo của Người là một trong những bài học sinh động đó.

Tư tưởng trọng dân và phong cách gần dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh

1. Trọng dân, gần dân, thân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, vì nhân dân quên mình, chăm lo đến lợi ích của dân, dân chủ với dân, thật sự tôn vinh nhân dân làm chủ xã hội là một tư tưởng lớn, mang tính văn hóa, nhân văn, nhân đạo cao cả và tính cách mạng, tính nhân dân sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người tận tâm suốt đời với sự nghiệp đấu tranh để giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.