Bồi dưỡng cán bộ là một khâu trong công tác cán bộ được thực hiện thường xuyên, liên tục, tùy theo tính chất công việc hoặc yêu cầu nhiệm vụ của từng lãnh vực công tác, từng giai đoạn cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Ðảng". Huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan của nhiệm vụ cách mạng và nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao sự cần thiết và vai trò của việc nêu gương đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Nêu gương được Người coi là một trong những cách thức quan trọng để cán bộ, đảng viên phát huy trách nhiệm của mình trước Đảng và trước nhân dân. Tư tưởng đó của Người có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay.
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được Hồ Chí Minh quan tâm và chỉ đạo thực hiện ngay từ khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền sau thắng lợi của Cách mạng Tháng năm 1945. Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta đặc biệt quan tâm tới vấn đề này.
Dung lượng ngắn gọn trong gần 700 từ, “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác phẩm có giá trị hết sức to lớn đối với Đảng và cách mạng Việt Nam. Trải qua 55 năm, đến nay tác phẩm vẫn vẹn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn.
Rất nhiều lần Bác Hồ nhắc cán bộ phải “gương mẫu”, “nêu gương”, phải là “đầu tàu”... Không ít lần, Người mượn lời Khổng Tử dạy cán bộ mình có đứng đắn, trong sáng mới tề được gia, trị được quốc, bình được thiên hạ... Những lời dạy ấy không chỉ đúng với đạo lý mà còn là khoa học, biện chứng.
“Bộ đội Cụ Hồ” là danh hiệu cao quý mà nhân dân ta đã tôn vinh và trao tặng cho cán bộ, chiến sĩ quân đội ta. Thực tiễn xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam gần 80 năm qua đã khẳng định: “Bộ đội Cụ Hồ” là sự biểu hiện ở tầm cao và chiều sâu mới của bản sắc, tâm hồn, cốt cách văn hóa Việt Nam, của sự hòa quyện giữa dân tộc và giai cấp, truyền thống và lịch sử, trở thành giá trị tiêu biểu cho con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh và là một biểu trưng độc đáo của văn hóa quân đội cách mạng.
Chủ nghĩa cá nhân không chỉ làm cho Đảng bị chia rẽ, suy yếu về tư tưởng chính trị, đạo đức, tổ chức và cán bộ, mà còn là trở lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì thế, phòng, chống và kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện chủ nghĩa cá nhân trong mỗi cán bộ, đảng viên, trong từng cấp ủy, tổ chức cơ sở Đảng theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là nhiệm vụ vừa cấp thiết, vừa thường xuyên, liên tục để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Chiều 28/6, tại thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), Đảng ủy Khối cơ quan, doanh nghiệp tỉnh Phú Yên phối hợp Trường Chính trị tỉnh, Trường đại học Phú Yên tổ chức hội thảo khoa học "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng mô hình 'chi bộ bốn tốt', 'đảng bộ cơ sở bốn tốt' tại Đảng bộ Khối giai đoạn hiện nay".
Công việc bồi dưỡng, lựa chọn và chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ lãnh đạo ở bất cứ thời đại nào, thể chế chính trị nào cũng đều có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự thịnh suy của một quốc gia, dân tộc. Thực tiễn chứng minh, lựa chọn cán bộ lãnh đạo đúng đắn thì quốc gia đó phát triển, thịnh vượng, ngược lại, nếu lựa chọn sai lầm thì phải trả giá rất đắt, thậm chí là sụp đổ cả một thể chế chính trị và phải mất rất nhiều thời gian sau đó để sửa chữa. Vì thế, trong từng giai đoạn cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, lựa chọn, chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ lãnh đạo với những tiêu chuẩn cụ thể, bảo đảm đất nước luôn phát triển đi lên.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân nói riêng; Người đã đưa ra nhiều chỉ dẫn quan trọng về chống chủ nghĩa cá nhân. Trong bối cảnh mới, tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phòng, chống chủ nghĩa cá nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi, tự sửa, xứng đáng với niềm tin và sự kỳ vọng lớn lao của quần chúng nhân dân.
“Nói đi đôi với làm” là một trong những nguyên tắc căn bản của đạo đức cách mạng, là biểu hiện sinh động, cụ thể của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa ý thức đạo đức và hành vi đạo đức mà mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức sâu sắc và thực hành thường xuyên, hằng ngày trong công việc và đời sống. Vì vậy, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh về “Nói đi đôi với làm” là nhiệm vụ quan trọng và mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn phấn đấu, thực hiện.
Nhiều địa phương thành công trong chương trình xây dựng nông thôn mới đang có những cách làm sáng tạo tiếp tục thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao. Các mô hình gắn kết phong trào thi đua yêu nước với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đột phá trong cách nghĩ, cách làm, lan tỏa lối sống đẹp từ đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Thực tiễn triển khai cho thấy phong trào này có ý nghĩa rất lớn trong việc thay đổi nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên; đồng thời giúp cho tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng ăn sâu vào đời sống tinh thần, tư tưởng của nhân dân. Tuy nhiên, các thế lực thù địch không ngừng tung ra những luận điệu phủ nhận giá trị, ý nghĩa của phong trào, chúng ta cần phải tỉnh táo nhận diện và kiên quyết đấu tranh bác bỏ.
Sáng 19/5/2023, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Tổ chức Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã có bài phát biểu đề dẫn hội thảo. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu, rộng. Tình hình mới đặt ra rất nhiều yêu cầu mới về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.