Trong Di chúc thiêng liêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Sự nghiệp đổi mới đến nay đã trải qua gần 40 năm (1986-2024) với nhiều thành tựu, góp phần quan trọng không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, từng bước thỏa di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sáng 29/8, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phối hợp Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học “55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan Trung ương (1969-2024)”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm, niềm tin yêu đặc biệt dành cho thanh niên. Vâng lời Bác dạy, lớp lớp thanh niên Việt Nam đã xung kích tham gia nhiều phong trào hành động cách mạng, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đi đầu trong đổi mới, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân lập nên những thành tựu lớn lao trong lịch sử nước nhà.
Dự Lễ kỷ niệm 55 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) và trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tặng Công an Thành phố Hồ Chí Minh, sáng 17/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng Công an nhân dân, trong đó có Công an Thành phố đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, tuyệt đối trung thành với Đảng, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Chiều 15/8, tại tỉnh Hà Nam, Đảng ủy Công an trung ương, Tỉnh ủy Hà Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “55 năm Công an nhân dân thực hiện Di chúc của Hồ Chí Minh”.
Chiều 24/7, tại tỉnh Quảng Ninh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề "Thực trạng nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí-truyền thông Việt Nam thời kỳ đổi mới".
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Theo Người, chống chủ nghĩa cá nhân là một nội dung liên quan trực tiếp tới vận mệnh của Đảng, chất lượng, hiệu quả của bộ máy Nhà nước và quyết định sự thành bại của cách mạng. Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, chống chủ nghĩa cá nhân trở thành nhiệm vụ cấp bách, vô cùng quan trọng nhằm xây dựng Đảng vững mạnh, giữ vững niềm tin của nhân dân với Đảng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân là sự vận dụng tổng hợp truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông và quy luật chiến tranh cách mạng bảo vệ Tổ quốc, nhằm huy động tối đa sức mạnh, chuyển hóa lực lượng cho cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược có tiềm lực hơn hẳn. Đó cũng là sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Nói đến nhà nước kiến tạo, phục vụ là nói đến vai trò trung tâm của Nhà nước trong việc kiến tạo các đường lối, chủ trương, chính sách, tạo môi trường, điều kiện để mọi cá nhân, các tầng lớp nhân dân trong xã hội có thể phát huy năng lực, sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và cho cả dân tộc. Trên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến trong tổ chức mô hình nhà nước và dựa vào điều kiện cụ thể, đặc thù của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã thiết kế và trực tiếp chỉ đạo xây dựng mô hình nhà nước riêng với tiêu chí hàng đầu là nhà nước kiến tạo, thật sự vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng lấy dân làm gốc, nhân dân là nguồn gốc và chủ thể của quyền lực nhà nước. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Ngay từ giữa thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã có cái nhìn khoa học và hiện đại về phát triển xã hội, trong đó có những vấn đề mà nhiều lý thuyết phát triển ngày nay đang đặt ra như phát triển toàn diện, phát triển bền vững, phát triển nhân văn. Những vấn đề về mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và xã hội, vật chất và tinh thần… đã được Hồ Chí Minh đề cập sâu sắc trong quan niệm và thể hiện sinh động trong thực tiễn Người lãnh đạo xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Dung lượng ngắn gọn trong gần 700 từ, “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác phẩm có giá trị hết sức to lớn đối với Đảng và cách mạng Việt Nam. Trải qua 55 năm, đến nay tác phẩm vẫn vẹn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này, việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo những giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh là kết quả của sự kế thừa, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại và sự vận dụng sáng tạo nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, tạo nên nét đặc trưng, độc đáo về phong cách lãnh đạo của Người - Đó là phong cách lãnh đạo dân chủ.
Đối ngoại vì hoà bình, hợp tác và phát triển theo tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa truyền thống đoàn kết, hòa hiếu của dân tộc cũng như những tinh hoa của nhân loại; đồng thời vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đó chính là cơ sở để đề ra và triển khai thực hiện đường lối đối ngoại, ngoại giao sắc sảo, sáng tạo, linh hoạt, khôn khéo và toàn diện của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.