Trong ba năm qua, Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều cách làm sáng tạo trong việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đổi mới thông qua việc làm cụ thể, gắn với trách nhiệm từng cá nhân, tập thể theo hướng rèn giũa vào nền nếp đã giúp việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW trong tỉnh chuyển biến tích cực.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “...một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, những năm qua, Quảng Bình đẩy mạnh việc nêu gương trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, từ đó tạo ra sự lan tỏa, góp sức chung tay xây dựng nông thôn.
Bám sát đặc điểm tình hình địa phương, các thôn, làng, xã ở huyện Ðắk Ðoa (Gia Lai) có những việc làm cụ thể, sáng tạo trong học tập và làm theo gương Bác. Chú trọng công tác tuyên truyền và đề cao lợi ích cộng đồng, những mô hình học và làm theo gương Bác ở Ðắk Ðoa ngày càng lan tỏa, phát huy hiệu quả.
Thời gian qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã triển khai việc phân công đảng viên đồn biên phòng phụ trách, giúp đỡ các hộ gia đình ở khu vực biên giới. Các đảng viên đã có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần từng bước cải thiện đời sống của người dân, qua đó mối quan hệ quân-dân ngày càng thêm gắn bó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước về phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội vùng biên giới.
Bạch Thông là huyện đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bắc Kạn. Đây cũng là huyện đầu tiên ở Bắc Kạn có xã đạt chuẩn nông thôn mới và xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Có được kết quả ấy, bên cạnh nguồn lực hỗ trợ từ Nhà nước phải kể tới sự đóng góp, chung tay của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Trên cơ sở nội dung học Bác về "trọng dân", cũng như phát huy tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, Tỉnh ủy An Giang xác định: Sự nêu gương của cán bộ lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; xây dựng và thực hiện nghiêm các quy định, quy chế làm việc, xác định rõ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu, đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách, tác phong công tác, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo là điều cần làm trước. Và cũng từ tinh thần này, nhiều cán bộ, đảng viên ở An Giang đã xung phong, đi đầu theo từng nhiệm vụ, phần việc cụ thể.
Tại Bến Tre, hằng năm, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, các bí thư huyện ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy đều công khai các bản đăng ký nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Người đứng đầu nêu gương, cán bộ, đảng viên và nhân dân giám sát việc thực hiện, đã tạo sự chuyển biến tích cực trong học tập và làm theo Bác ở Bến Tre.
Được hỏi đam mê lớn nhất là gì, anh Phạm Công Tuấn, Bí thư Đoàn trường kiêm Bí thư Chi bộ 2 của Trường THPT chuyên Nguyễn Du (tỉnh Đắk Lắk) không ngần ngại đáp ngay: Được dạy môn tin học, được gắn bó suốt đời với nghề dạy học, với học sinh thân yêu. Từ đam mê và khát vọng cống hiến, anh Tuấn đã đạt được nhiều thành công trong nghề nghiệp và cuộc sống.
Việc thi đua dân vận khéo thời gian qua đã được huyện Long Mỹ (Hậu Giang) triển khai sâu rộng, hiệu quả, với nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội và làm thay đổi diện mạo của huyện thuần nông.
Trước năm 1945, khi Đảng chưa nắm chính quyền, Đảng thông qua cán bộ, đảng viên, thông qua Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể để thiết lập mối quan hệ, vận động nhân dân. Cán bộ, đảng viên sống trong lòng dân, được dân nuôi, dân bảo vệ che chở, đồng thời lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh giành chính quyền. Khi Đảng ta đã trở thành đảng cầm quyền, thấy trước được nguy cơ quan liêu của cán bộ, đảng viên, Bác Hồ rất quan tâm đến công tác dân vận của chính quyền. Ngay từ những ngày đầu giành độc lập, Bác Hồ đã luôn nhắc nhở: Củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Chính phủ, cán bộ phải là “công bộc của dân”...
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Một tấm gương sống có giá trị hơn cả trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Thấm nhuần lời dạy của Người, những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã đẩy mạnh việc nêu gương trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt. Kết quả đạt được đã tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ trong tỉnh, góp phần tạo nên những đổi thay trong đời sống xã hội của địa phương.
Việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Nho Quan (Ninh Bình) thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, trở thành hành động tự giác của đội ngũ cán bộ đảng viên, tạo sức lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng về công tác dân vận, tỉnh Thái Nguyên triển khai đồng bộ công tác dân vận gắn liền thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, coi trọng tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, bảo đảm mọi hoạt động của cấp ủy, chính quyền là để phục vụ lợi ích của nhân dân ngày càng hiệu quả.
Sau khi công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc hoàn thành năm 2008 và nhất là Hiệp định Hợp tác bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên du lịch thác Bản Giốc được ký kết năm 2015; xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng trở thành “miền đất hứa”, đời sống kinh tế - xã hội của người dân địa phương đổi thay từng ngày theo hướng tích cực. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn xã phải tự nguyện, tự giác nâng tầm hơn nữa, trong chuyên môn nghiệp vụ cũng như khát vọng xây dựng quê hương giàu đẹp.
Những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại tỉnh Sóc Trăng với những việc làm cụ thể, bắt đầu từ phần việc của mỗi cá nhân phụ trách. Cách làm này đã tạo động lực lao động, mang lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống, công tác…