hy sinh

Vì dân, nói đi đôi với làm

Vì dân, nói đi đôi với làm

Gắn bó trọn đời với công tác dân vận, bà Trần Thị Na luôn sâu sát đời sống nhân dân, canh cánh nỗi trăn trở được làm việc tốt cho dân. Dù ở vị trí nào, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy hay Bí thư Chi bộ khu phố, bà đều làm việc tâm huyết, nhiệt tình, hăng say.
Ấm áp nghĩa tình đồng chí ở Châu Thành

Ấm áp nghĩa tình đồng chí ở Châu Thành

Cuộc vận động Nghĩa tình đồng chí được Huyện ủy Châu Thành (Đồng Tháp) phát động thời gian qua đã thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ, đảng viên trên địa bàn, giúp nhiều gia đình đảng viên khó khăn về kinh tế, nhà ở cải thiện điều kiện sống.
Những “ngôi nhà cấp ủy” ở Bình Sơn

Những “ngôi nhà cấp ủy” ở Bình Sơn

Gần 4 tháng qua, kể từ khi Huyện ủy Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) phát động phong trào xây dựng “ngôi nhà cấp ủy” hỗ trợ các gia đình có công với cách mạng, gia đình đảng viên gặp khó khăn, đã có gần 50 ngôi nhà mới hoàn thành. Phong trào có sức lan tỏa cao ngay trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ này.
Những việc làm thiết thực ở Ninh Bình

Những việc làm thiết thực ở Ninh Bình

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức triển khai các bước khá bài bản, đồng bộ, kết hợp giữa tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức với xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến có sức lan tỏa. Từ đó tạo những chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội.

Người là Cha, là Bác, là Anh

Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ Hai câu thơ ấy là của Tố Hữu. Nhà thơ lớn của đất nước viết về lãnh tụ cao nhất của dân tộc mà cứ như nói về người thân trong gia đình, như tình cha-con, bác-cháu, anh-em. Có điều là ba từ Cha, Bác, Anh đã không còn nguyên nghĩa danh xưng từ xưa vẫn dùng, mà nội hàm đã có sự thay đổi rộng rãi hơn, bao quát hơn; âm hưởng thì lắng sâu và vang xa hơn, vượt cả lằn ranh bờ cõi nước ta.
Hạnh phúc là được dân tin

Hạnh phúc là được dân tin

Đến các xã, thị trấn, nhất là một số xã vùng sâu của huyện Giá Rai (Bạc Liêu), tôi được nghe nhiều cán bộ, người dân kể về Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Giá Rai Mai Chí Tính. Anh là người tâm huyết, trách nhiệm với công việc, với nhân dân, góp phần đưa huyện vượt khó đi lên.
Người "mắc nợ" các liệt sĩ

Người "mắc nợ" các liệt sĩ

Một dịp tình cờ, chúng tôi biết câu chuyện của chị, người được nhiều thân nhân gia đình liệt sĩ nhắc đến với sự trân trọng, biết ơn chân thành. Nhiều người nhìn vào việc làm của chị đều nói, chị dường như "mắc nợ" các liệt sĩ. Chị là Thượng tá Trần Thị Oanh Lan, ở phố Ðội Nhân (Hà Nội).
Những người lính biên phòng biển

Những người lính biên phòng biển

Những chiến sĩ Hải đoàn Biên phòng 38 đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng đẹp. Trong hoàn cảnh nào, các anh đều nguyện thực hiện thật tốt lời Bác Hồ căn dặn: "Đoàn kết, cảnh giác / Liêm chính, kiệm cần / Hoàn thành nhiệm vụ / Khắc phục khó khăn / Dũng cảm trước địch / Vì nước quên thân / Trung thành với Đảng / Tận tụy với dân".
Vững vàng nơi biên cương

Vững vàng nơi biên cương

Theo bước chân các chiến sĩ Đồn Biên phòng Tân Thanh (Lạng Sơn), chúng tôi có dịp chứng kiến sự gian lao, vất vả, tinh thần chiến đấu, hy sinh của người lính nơi biên cương Tổ quốc.
Hành trình đi tìm đồng đội

Hành trình đi tìm đồng đội

Ðã 12 năm, Ðội K72 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Phước hành trình "đi tìm đồng đội" trên đất nước Campuchia. Biết bao gian lao, vất vả, nhưng với đạo lý "uống nước nhớ nguồn", cán bộ, chiến sĩ toàn đội đã tích cực tìm kiếm, bốc 2.067 mộ hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và các chuyên gia Việt Nam đã hy sinh trên đất bạn, bàn giao cho các gia đình thân nhân liệt sĩ đưa về quê nhà an táng, hoặc an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Bình Phước.
"Dũng Thiên Phước" làm phước

"Dũng Thiên Phước" làm phước

Nằm sát chân núi Cô Tiên, bên đường Phạm Văn Ðồng dẫn vào thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa), Lữ quán Thiên Phước có nhiều điểm thật đặc biệt. Quán có dáng dấp một con tàu neo bên những lô-cốt vững chãi, khách ngồi nghe tiếng sóng vỗ ngay dưới chân mình.
Người thương binh ham làm từ thiện

Người thương binh ham làm từ thiện

Dù mang trong mình vết thương chiến tranh, nhưng với ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên, nhiều thương binh đã đóng góp công sức làm giàu cho quê hương, đất nước, là tấm gương sáng cho các thế hệ con, cháu noi theo. Một trong những tấm gương đó, là cựu chiến binh Nguyễn Tiến Chức (trong ảnh), Tổng giám đốc Công ty xây dựng Ðồng Tiến, xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Người trở về và tấm bia đồng đội

Người trở về và tấm bia đồng đội

Cách đây 45 năm, một trận đánh bi tráng đã diễn ra vào ngày 16-10-1968 tại Cao điểm 21 xã Gio Mỹ (Gio Linh, Quảng Trị) làm 32 cán bộ, chiến sĩ Trung đội 6 (Ðại đội 2, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 270, Ðặc khu Vĩnh Linh) và phân đội hỏa lực tăng cường anh dũng hy sinh, chỉ còn một người duy nhất trở về sau trận đánh, đó là thương binh Hoàng Ngọc Bích, chiến sĩ liên lạc Ðại đội 2.
Người quyết tâm chinh phục gió trời

Người quyết tâm chinh phục gió trời

Lúc cha hy sinh, Tô Hoài Dân mới tròn 10 tuổi. Do lòng căm thù giặc, đầu năm 1975, khi mới 15 tuổi, anh Dân nài nỉ mẹ cho theo các chú bộ đội để trả thù cho cha và đồng bào. Sau hơn chín năm làm du kích và bộ đội, năm 1986, anh xuất ngũ trở về quê hương. Bằng niềm đam mê và sự lao động hết mình, anh thành lập doanh nghiệp, với ước mơ chinh phục gió trời trở thành nguồn năng lượng có ích, để làm giàu chính đáng cho bản thân, và luôn hết mình vì quê hương.
"Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"

"Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"

Với chị, giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn là niềm vui hạnh phúc. Gần 20 năm làm việc thiện, chị không nhớ hết đã đến với những ai; giúp được gì thì giúp hết mình bằng tình thương yêu tự đáy lòng. Ðó là điều mà chị Nguyễn Thị Mai Liên luôn tâm nguyện.