nhà khoa học

Nhà khoa học được trao giải thưởng "Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN"

Nhà khoa học được trao giải thưởng "Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN"

Hơn 60 năm gắn bó với khoa học, dấu chân đã in hằn hầu hết các cánh rừng Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên đến mũi Cà Mau, GS, TSKH Ðặng Huy Huỳnh (trong ảnh), gần 70 năm tuổi Ðảng, đã có gần 170 công trình khoa học và hàng chục cuốn sách chuyên khảo về động vật, thực vật, sinh thái môi trường. Những đóng góp của ông đã được ghi nhận bằng các giải thưởng khoa học cao quý và vinh dự là người Việt Nam đầu tiên được vinh danh Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN.
Thiết thực làm theo lời Bác, lấy con người làm trung tâm

Thiết thực làm theo lời Bác, lấy con người làm trung tâm

Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tại thành phố mang tên Bác, trong dịp Xuân mới diễn ra nhiều hoạt động chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Mọi chủ trương của Thành ủy, chính sách của UBND thành phố đều lấy con người làm trung tâm.
Nhà toán học dành tiền thưởng hỗ trợ học sinh nghèo

Nhà toán học dành tiền thưởng hỗ trợ học sinh nghèo

Là Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học thế giới thứ ba, từng đặt chân đến khoảng 30 quốc gia trên thế giới để dự hội nghị, hội thảo và giảng bài nhưng GS, TSKH Ngô Việt Trung, nguyên Viện trưởng Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu, là người sống rất giản dị. Ông đã dành toàn bộ tiền thưởng của mình để giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó học giỏi ở quê nhà Điện Bàn, Quảng Nam.
Người “mở đường” sản xuất vaccine Việt Nam

Người “mở đường” sản xuất vaccine Việt Nam

Ở tuổi 88, mỗi tuần hai lần, GS, TSKH Hoàng Thủy Nguyên vẫn đi xe lăn đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương làm việc. Hơn 60 năm gắn bó với nghề, cho đến tận bây giờ, ông luôn trăn trở làm thế nào tìm ra những loại vaccine mới, hiệu quả để bảo vệ sức khỏe người dân, nhất là những em nhỏ.
Người gieo mầm xanh trên đất lúa

Người gieo mầm xanh trên đất lúa

“Nhà khoa học của nông dân”, “Người gieo mầm xanh trên đất lúa” là những cụm từ mà người dân vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) yêu mến dành cho PGS, TS Trần Thị Cúc Hòa, Trưởng Bộ môn Công nghệ sinh học Viện lúa ĐBSCL. Gần 40 năm làm công tác nghiên cứu khoa học, bà đã gắn bó cùng cây lúa với khát khao lai tạo ra những giống mới ít sâu bệnh, năng suất cao, thích ứng với biến đổi khí hậu để hạt gạo Việt Nam có thể vững vàng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Những người lính đam mê sáng tạo

Những người lính đam mê sáng tạo

Những năm gần đây, Trung tâm Kỹ thuật Thông tin công nghệ cao, Binh chủng Thông tin liên lạc, Bộ Quốc phòng đạt nhiều thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học. Nhiều sản phẩm khoa học được ứng dụng rộng rãi, hiệu quả. Để có thành tích ấy, yếu tố quan trọng hàng đầu là đơn vị luôn đoàn kết gắn bó, đúng như lời Bác Hồ dạy: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.
Hết mình vì biển, đảo Trường Sa

Hết mình vì biển, đảo Trường Sa

Ðến chuỗi nhà giàn DK1, hay những cây đèn biển nơi quần đảo Trường Sa, ít ai biết có sự đóng góp đầy ý nghĩa của các nhà khoa học Trường đại học Xây dựng Hà Nội, mà trực tiếp là Viện Xây dựng công trình biển. Và người có những đóng góp không nhỏ vào những công trình ấy là PGS, TS Ðinh Quang Cường.
Người quyết tâm chinh phục gió trời

Người quyết tâm chinh phục gió trời

Lúc cha hy sinh, Tô Hoài Dân mới tròn 10 tuổi. Do lòng căm thù giặc, đầu năm 1975, khi mới 15 tuổi, anh Dân nài nỉ mẹ cho theo các chú bộ đội để trả thù cho cha và đồng bào. Sau hơn chín năm làm du kích và bộ đội, năm 1986, anh xuất ngũ trở về quê hương. Bằng niềm đam mê và sự lao động hết mình, anh thành lập doanh nghiệp, với ước mơ chinh phục gió trời trở thành nguồn năng lượng có ích, để làm giàu chính đáng cho bản thân, và luôn hết mình vì quê hương.
Người nông dân phục tráng thành công gạo đỏ - lúa mùa

Người nông dân phục tráng thành công gạo đỏ - lúa mùa

Gạo đỏ - lúa mùa từng là niềm tự hào của nông dân đồng bằng sông Cửu Long; có chất lượng ngon nhất, thơm nhất, dẻo nhất và dinh dưỡng nhất. Thế nhưng, do năng suất thấp, những hạt gạo đỏ thơm lừng dần mất bóng. Trăn trở, xót xa và quyết tâm phục tráng lại nguồn gien quý đã thôi thúc người nông dân Khmer - Danh Văn Dưỡng (tên thường gọi Danh Dưỡng), ngụ thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn, An Giang), Chủ nhiệm CLB nông dân thị trấn Óc Eo - Thoại Sơn tìm tòi nghiên cứu, lai tạo thành công ba giống lúa Hồng Ngọc Óc Eo 1, 2 và 3.
"Bí thư lúa mới"

"Bí thư lúa mới"

Nhắc đến Bí thư Huyện ủy vùng sâu Hồng Dân (Bạc Liêu) Võ Văn Út, ở Bạc Liêu và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhiều cán bộ, nông dân đều biết, thường gọi đồng chí bằng cái tên trìu mến "Bí thư lúa mới". Từ nhiều năm nay, đồng chí Võ Văn Út luôn ngày đêm tâm huyết tìm tòi giống lúa mới, là một trong những người có công đưa giống lúa mới chịu mặn, phèn cao vào đồng ruộng.