Trong 7 thập niên xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, có thể thấy, tư tưởng cũng như sự quan tâm, ghi nhận, đánh giá vị thế của ngành công thương trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân trong bức thư ngày 13/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên giá trị thời sự.
Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc được nêu trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII (năm 2021) của Đảng Cộng sản Việt Nam được khởi đề từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc, đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho đồng bào của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1911.
Ngay từ giữa thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã có cái nhìn khoa học và hiện đại về phát triển xã hội, trong đó có những vấn đề mà nhiều lý thuyết phát triển ngày nay đang đặt ra như phát triển toàn diện, phát triển bền vững, phát triển nhân văn. Những vấn đề về mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và xã hội, vật chất và tinh thần… đã được Hồ Chí Minh đề cập sâu sắc trong quan niệm và thể hiện sinh động trong thực tiễn Người lãnh đạo xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trăn trở, suy tư về nhiệm vụ chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng Tây Nguyên (nơi Người chưa có dịp trực tiếp đến thăm); đáp lại ân tình đó, đồng bào vùng Tây Nguyên luôn kính trọng, thương yêu Bác Hồ. Thời gian tới, cần thực hiện nhiều chính sách, biện pháp nhằm cải thiện đời sống người dân vùng Tây Nguyên theo đúng tinh thần, tâm nguyện của Bác, qua đó góp phần nâng cao sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này, việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo những giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh là kết quả của sự kế thừa, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại và sự vận dụng sáng tạo nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, tạo nên nét đặc trưng, độc đáo về phong cách lãnh đạo của Người - Đó là phong cách lãnh đạo dân chủ.
Đối ngoại vì hoà bình, hợp tác và phát triển theo tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa truyền thống đoàn kết, hòa hiếu của dân tộc cũng như những tinh hoa của nhân loại; đồng thời vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đó chính là cơ sở để đề ra và triển khai thực hiện đường lối đối ngoại, ngoại giao sắc sảo, sáng tạo, linh hoạt, khôn khéo và toàn diện của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Ngày 3/7, tại thành phố Ulyanovsk - quê hương lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới V.I.Lenin, Bảo tàng Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Khu lưu niệm V.I.Lenin tại Ulyanovsk (Liên bang Nga) đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Chân dung Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động: 1969-2011”.
Ngày 12/11/2021, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng sự nghiệp đổi mới, ngọn cờ dẫn dắt đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc (Nhìn lại 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 và hướng tới tầm nhìn năm 2045)”.
Những phẩm chất thiên tài kết hợp với hoạt động thực tiễn phong phú, sinh động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành cơ sở quan trọng trong việc lựa chọn con đường độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Người, tiếp tục soi sáng con đường phát triển bền vững cho dân tộc Việt Nam hiện nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội được kế thừa và phát triển từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về một xã hội tiến bộ vì mục tiêu giải phóng và phát triển toàn diện con người, hướng tới những giá trị về bình đẳng, tự do, dân chủ. Đặc biệt, tư tưởng Hồ Chí Minh về công bằng xã hội, mà cốt lõi là ở quan điểm công bằng về cơ hội phát triển vẫn giữ nguyên giá trị và có vai trò định hướng quan trọng để chúng ta phấn đấu thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Trong sự nghiệp đổi mới, cùng với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam. Đại hội XIII của Đảng đã tiếp tục vận dụng, phát triển tư tưởng của Người, thông qua việc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Công việc bồi dưỡng, lựa chọn và chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ lãnh đạo ở bất cứ thời đại nào, thể chế chính trị nào cũng đều có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự thịnh suy của một quốc gia, dân tộc. Thực tiễn chứng minh, lựa chọn cán bộ lãnh đạo đúng đắn thì quốc gia đó phát triển, thịnh vượng, ngược lại, nếu lựa chọn sai lầm thì phải trả giá rất đắt, thậm chí là sụp đổ cả một thể chế chính trị và phải mất rất nhiều thời gian sau đó để sửa chữa. Vì thế, trong từng giai đoạn cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, lựa chọn, chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ lãnh đạo với những tiêu chuẩn cụ thể, bảo đảm đất nước luôn phát triển đi lên.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, muốn phát triển kinh tế, cần phải sử dụng một cách linh hoạt, hợp lý và có hiệu quả các động lực kinh tế. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong giai đoạn hiện nay - khi Nhà nước ta đang đẩy mạnh thực hiện việc điều tiết chính sách kinh tế vĩ mô trước sự biến động mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới.
Nhận thức sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của trẻ em đối với gia đình và xã hội - “người chủ tương lai của nước nhà” - Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh để trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức, góp phần bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước.