Ngày 8/10, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 65 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Bát Tràng (1959-2024), Triển lãm “Hồn của Đất” đã được khai mạc tại Không gian trưng bày Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng, Hà Nội. Triển lãm do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng và Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức.
Toàn bộ cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là chiến công bất diệt vì vinh quang của cách mạng. Gần 40 năm, Người đứng đầu Đảng vẻ vang của những người cộng sản Việt Nam mà từ ngày thành lập đầu tiên đã nắm vững ngọn cờ của chủ nghĩa Mác-Lênin, giải phóng dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Thật đáng tiếc là Chủ tịch Hồ Chí Minh không được chứng kiến ngày đất nước của Người hoàn toàn giải phóng - ngày 30/4/1975.
Chúng ta lạc quan và tin tưởng nhìn về tương lai, những chân trời rộng lớn đã mở ra trước nhân dân hai nước chúng ta, các thành viên bình đẳng của gia đình hùng mạnh cộng đồng xã hội chủ nghĩa.
Như các đồng chí đều biết, những chiến thắng nổi bật của nhân dân Việt Nam là kết quả sự hy sinh của hàng trăm nghìn nhà cách mạng Việt Nam, của hàng triệu người Việt Nam, đồng thời cũng là kết quả sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới.
Ngày 16 và 17/5/1980, theo sáng kiến của Hội đồng Hòa bình thế giới, Hội nghị quốc tế đã họp tại Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - nhân kỷ niệm 90 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Người không chỉ sáng lập ra Đảng Lao động Việt Nam, Mặt trận Dân tộc thống nhất, Lực lượng vũ trang nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà còn lãnh đạo hai cuộc cách mạng trong cả nước là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, lãnh đạo ba cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người tổ chức những thắng lợi vĩ đại của Việt Nam khi Người kết hợp sự phân tích một cách khoa học với đường lối cách mạng và cuộc đấu tranh của nhân dân mình, trên cơ sở vận dụng triệt để chủ nghĩa Mác-Lênin, khiến cho ngày nay Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành một đất nước thống nhất và vững mạnh sau khi đánh bại đế quốc Mỹ bằng chiến thắng ngày 30/4/1975 lịch sử.
Ngày 30/8, tại Khu di tích lịch sử Đền thờ Bác Hồ (xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hậu Giang tổ chức Lễ dâng hương viếng Bác Hồ.
Sáng 29/8, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phối hợp Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học “55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan Trung ương (1969-2024)”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm, niềm tin yêu đặc biệt dành cho thanh niên. Vâng lời Bác dạy, lớp lớp thanh niên Việt Nam đã xung kích tham gia nhiều phong trào hành động cách mạng, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đi đầu trong đổi mới, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân lập nên những thành tựu lớn lao trong lịch sử nước nhà.
Chiều 15/8, tại tỉnh Hà Nam, Đảng ủy Công an trung ương, Tỉnh ủy Hà Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “55 năm Công an nhân dân thực hiện Di chúc của Hồ Chí Minh”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng lấy dân làm gốc, nhân dân là nguồn gốc và chủ thể của quyền lực nhà nước. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Ngay từ giữa thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã có cái nhìn khoa học và hiện đại về phát triển xã hội, trong đó có những vấn đề mà nhiều lý thuyết phát triển ngày nay đang đặt ra như phát triển toàn diện, phát triển bền vững, phát triển nhân văn. Những vấn đề về mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và xã hội, vật chất và tinh thần… đã được Hồ Chí Minh đề cập sâu sắc trong quan niệm và thể hiện sinh động trong thực tiễn Người lãnh đạo xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này, việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo những giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền là yêu cầu cấp thiết hiện nay.