Bắc Giang làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ

Ngô Vương Anh

Thứ Năm, 22/05/2008 02:52

Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" ở Bắc Giang đã lan rộng ở các địa phương, các đoàn thể. Từ đó tạo chuyển biến đáng kể về nhận thức tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên, viên chức và các tầng lớp nhân dân.

Năm 2008, Tỉnh ủy Bắc Giang tập trung chuyển mạnh sang hành động làm theo tấm gương đạo đức của Người.

Bắc Giang là địa phương sớm triển khai thực hiện Cuộc vận động. Gần 1.500 báo cáo viên từ cấp tỉnh đến cơ sở đã được tập huấn. Các chi bộ được xác định là đơn vị cơ bản để triển khai thực hiện việc học tập, nghiên cứu các chuyên đề Cuộc vận động.

Ngay từ tháng 2/2007, Ban chỉ đạo Cuộc vận động của Tỉnh ủy đã đưa nội dung thực hiện Cuộc vận động, những lời dạy và các câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào bản tin Thông báo nội bộ phục vụ sinh hoạt chi bộ hằng tháng. Tài liệu này cũng được phát tới đội ngũ các trưởng ban công tác mặt trận ở thôn, bản, tổ dân phố, cụm dân cư, trong đông đảo quần chúng.

Một nội dung quan trọng của Cuộc vận động đã được Bắc Giang tích cực triển khai và đạt kết quả tốt là việc lấy ý kiến đóng góp của quần chúng với cán bộ đảng viên, liên hệ kiểm điểm và xây dựng kế hoạch tu dưỡng rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh.

Trong một tháng, hơn 60 nghìn cán bộ, đảng viên ở tất cả các chi bộ cơ sở và dưới cơ sở đã được lấy ý kiến đóng góp của quần chúng nơi công tác và nơi cư trú. Hơn 6.300 cán bộ, đảng viên đã được đóng góp ý kiến về các biểu hiện vi phạm đạo đức lối sống và tác phong xa dân, nói không đi đôi với làm, lười lao động học tập...

Những ý kiến góp ý từ nhân dân được các cấp ủy tiếp thụ và tổ chức cho cán bộ rút kinh nghiệm sửa chữa, làm giảm những bức xúc trong một bộ phận quần chúng. Làm tốt việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân cho cán bộ tiếp thụ và sửa chữa, Bắc Giang đã thực hiện đúng lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta.

Trên cơ sở các chuẩn mực rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được Ban Thường vụ Tỉnh ủy hướng dẫn, nhiều đơn vị như Hội Phụ nữ, Liên đoàn lao động, Tỉnh đoàn thanh niên... đã xây dựng các chuẩn mực đạo đức theo những đặc thù của đơn vị mình. Việc học tập, rèn luyện nhờ vào những tiêu chí rõ ràng, cụ thể mà trở nên thiết thực, hiệu quả hơn.

Cuộc thi Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được triển khai trước ở huyện miền núi Yên Thế để rút kinh nghiệm. Mỗi cuộc thi ở các huyện đều được truyền thanh trực tiếp tới từng thôn, xóm. Huyện ủy Lạng Giang còn tổ chức cho thí sinh Nguyễn Thị Tâm (Phòng Giáo dục) - thí sinh dự thi chung kết cấp tỉnh thể hiện bài thi trước hàng trăm cán bộ đảng viên toàn huyện tại buổi học tập Nghị quyết T.Ư 6, khóa X. Ðể có tên trong vòng chung kết, bảy thí sinh đã được chọn lựa từ các cuộc thi ở cơ sở.

Cuộc thi Kể chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ được nhân dân Bắc Giang quan tâm, theo dõi và cảm nhận nhiều điều. Hội thi có tác động mạnh mẽ đối với các tầng lớp nhân dân Bắc Giang, bởi những câu chuyện kể cảm động, nhưng cái chính vẫn là hình ảnh của Bác Hồ, vị cha già kính yêu của dân tộc đã ăn sâu tự đáy lòng mỗi người.

Cùng với việc tổ chức hội thi, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, ngành giáo dục... đã tổ chức nhiều cuộc tọa đàm, thảo luận về tấm gương đạo đức của Bác với nhiều ý kiến sâu sắc, tâm huyết. Ở huyện miền núi Sơn Ðộng có đồng chí nguyên phó bí thư huyện ủy chẳng quản tuổi cao, đường xa, sáng thứ hai hằng tuần cần mẫn đạp xe đến từng trường học để kể với các cháu học sinh những câu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ...

Năm 2008, Cuộc vận động ở Bắc Giang được hướng vào chiều sâu, chuyển từ học tập đến làm theo. Trọng tâm là thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, nhằm tạo chuyển động thật sự trong lề lối, tác phong làm việc của cán bộ và nâng cao hiệu quả hoạt động của cả bộ máy.

Trao đổi ý kiến với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Thái Hóa, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nói: Từ đầu năm 2008, tất cả các ban, ngành, cơ quan, đơn vị đều có chương trình cụ thể, nhằm đẩy mạnh việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với nhiệm vụ xây dựng Ðảng của các đơn vị. Kết quả thực hiện Cuộc vận động là một tiêu chí quan trọng để đánh giá, phân loại tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên.

Các tổ chức Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân cũng đề ra nhiều việc làm cụ thể, thiết thực để Cuộc vận động thật sự trở thành phong trào hành động sâu rộng của toàn thể cán bộ, đảng viên, hội viên và đông đảo quần chúng nhân dân.

Tuy nhiên, nhân dân Bắc Giang vẫn mong rằng, triển khai việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần thực hiện với những nội dung cụ thể của mỗi ngành, mỗi giới và cả với công việc cụ thể của mỗi người, trên những cương vị công tác khác nhau. Từ cơ sở, nhân dân mong rằng cán bộ đảng viên làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ phải có chuyển biến tích cực hơn, nhất là các cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Tin liên quan

Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, tiêu cực theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, tiêu cực theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Sau hơn 35 năm lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng khẳng định rõ năng lực và bản lĩnh của một Đảng cầm quyền; đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín như ngày nay. Bên cạnh những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đất nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Học Bác cách đánh giá cán bộ

Học Bác cách đánh giá cán bộ

Đánh giá cán bộ là việc xác định đúng ai tốt, ai xấu, mặt nào mạnh, mặt nào yếu; khả năng công tác của họ thế nào, để từ đó mà bố trí, sử dụng cho đúng người, đúng việc. Bác chỉ rõ: “Ở đời, ai cũng có chỗ tốt và chỗ xấu. Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu của họ”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước

Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc, mở đầu cho phong trào hành động cách mạng mới của toàn dân. Nhìn lại chặng đường 75 năm qua, có thể khẳng định mọi thành quả của cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta đều gắn liền với việc tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước.