Cô gái chín lần hiến máu nhân đạo

Cô gái chín lần hiến máu nhân đạo

Ðào Thị Hiền sinh ra trong một gia đình có năm anh chị em, bố là bệnh binh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mẹ làm ruộng ở quê thuộc làng công giáo Phương Trù, xã Yên Phương, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc). Ngay từ nhỏ Hiền đã tỏ rõ là người con chăm ngoan, học giỏi, biết nghe lời bố mẹ, những năm học THCS và THPT Hiền đều làm lớp trưởng, luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội và phong trào đoàn trường được thầy cô, bạn bè tin tưởng quý mến.

Ngoài việc chuyên cần học tập, Hiền rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội và phong trào hiến máu nhân đạo (HMNÐ) của trường và được bầu làm đội trưởng tình nguyện viên HMNÐ. Mỗi năm Hiền HMNÐ từ hai đến ba lần (mỗi lần một đơn vị máu). Với vai trò đội trưởng, Hiền tích cực tuyên truyền, vận động bạn cùng lớp, trong trường và khu phố nơi ở trọ tham gia HMNÐ. Nhận thấy việc làm của Hiền có ý nghĩa thiết thực, nhiều bạn trong trường đã tự nguyện làm tình nguyện viên (TNV). Ðến nay, Ðội tình nguyện viên HMNÐ do Hiền làm đội trưởng tập hợp được hơn 60 người thường xuyên tham gia các hoạt động HMNÐ; mỗi khi nơi nào có nhu cầu về máu cứu người dù đêm khuya hay ngày nghỉ nhưng hàng chục TNV trong đội sẵn sàng đến tận nơi hiến từ một đến hai đơn vị máu/người để cứu người bệnh. Ðiểm HMNÐ của Trường ÐHSP Hà Nội II luôn có số người HMNÐ cao trong các điểm hiến máu của tỉnh.

Năm 2008, Hiền tham gia vào "Hành trình trái tim Việt Nam" được đến thăm một số bệnh viện ở T.Ư và các tỉnh, chứng kiến nỗi đau đớn dày vò thể xác người bệnh ung thư, người chạy thận nhân tạo, phụ nữ sinh con, tai nạn rủi ro... đang chờ máu trên giường bệnh, Hiền thấy ý nghĩa của những giọt máu cứu người và lại muốn được góp thêm nhiều đơn vị máu. Trong ba năm 2007-2009, Hiền đã chín lần HMNÐ cứu người, là một trong 10 người có số lần HMNÐ với số lượng đơn vị máu cao nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Việc làm nhân đạo của Hiền và các TNV đã cứu sống được hàng trăm người mắc bệnh hiểm nghèo.

Việc làm nhân đạo mang ý nghĩa xã hội rất lớn của Ðào Thị Hiền, đã được ghi nhận tôn vinh biểu dương tại hội nghị sơ kết ba năm thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" giai đoạn 2007-2009 của tỉnh Vĩnh Phúc.

Trước lúc chia tay, Hiền thổ lộ: "Em muốn nhắn nhủ các bạn thanh niên hãy học tập tấm gương đạo đức giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ. Sống không phải chỉ cho riêng mình mà phải vì cộng đồng". Hiền hát cho tôi nghe câu hát "Hãy sống như đời sống, để biết yêu nguồn cội" trong bài "Khát vọng" của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn mà Hiền yêu thích. Hiện nay, Hiền đang tích cực chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp đại học, nhưng em vẫn tiếp tục tham gia HMNÐ và vận động thêm nhiều người tham gia.

XUÂN HÙNG

Tin liên quan

Noi gương Bác bằng những việc làm cụ thể

Noi gương Bác bằng những việc làm cụ thể

Ở Cà Mau, việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị tuy mỗi nơi có cách làm khác nhau, nhưng những việc làm tốt, những cách làm cụ thể, thiết thực đã cổ vũ và động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân hăng hái hơn trong thi đua, lao động sản xuất, chung tay vì sự phát triển và đi lên của địa phương.
“Điểm tựa” của buôn làng

“Điểm tựa” của buôn làng

Không chỉ sản xuất giỏi, già làng Srôi ở làng Đắk Trôk, xã Đắk Yă, huyện Mang Yang (Gia Lai) còn là “điểm tựa” tinh thần vững chắc của đồng bào dân tộc Ba Na tại địa phương. Tận tâm, nhiệt huyết với công việc, ông Srôi luôn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, kiên trì vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giữ gìn văn hóa truyền thống và sự bình yên cho buôn, làng.
Để học tập và làm theo Bác trở thành nền nếp

Để học tập và làm theo Bác trở thành nền nếp

Trong ba năm qua, Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều cách làm sáng tạo trong việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đổi mới thông qua việc làm cụ thể, gắn với trách nhiệm từng cá nhân, tập thể theo hướng rèn giũa vào nền nếp đã giúp việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW trong tỉnh chuyển biến tích cực.