“Điểm tựa” của buôn làng

 Bài và ảnh: Anh Phan

Thứ Tư, 16/06/2021 02:53
Không chỉ sản xuất giỏi, già làng Srôi ở làng Đắk Trôk, xã Đắk Yă, huyện Mang Yang (Gia Lai) còn là “điểm tựa” tinh thần vững chắc của đồng bào dân tộc Ba Na tại địa phương. Tận tâm, nhiệt huyết với công việc, ông Srôi luôn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, kiên trì vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giữ gìn văn hóa truyền thống và sự bình yên cho buôn, làng.
Già làng Srôi (thứ hai từ trái sang) luôn gần gũi với người dân.
Già làng Srôi (thứ hai từ trái sang) luôn gần gũi với người dân.

Sinh sống tại làng Đắk Trôk từ nhỏ cho nên già Srôi thuộc lòng mỗi nóc nhà, từng con người của làng mình, thấu hiểu nỗi nhọc nhằn, vất vả của người dân nơi đây. Ông luôn trăn trở làm sao để giúp đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm vươn lên thoát nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cũng như giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương. Để vận động được người dân thì già làng Srôi chính là “đầu tàu” cho dân làng làm theo.

Trước đây, gia đình ông Srôi thuộc diện cận nghèo. Năm người trong gia đình sống phụ thuộc vào rẫy mì cằn cỗi và một ít đất trồng cà-phê cho nên thu nhập thấp. Năm 2009, ông mạnh dạn vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Mang Yang để đầu tư cải tạo đất trồng gần hai héc-ta cà-phê. Ngoài ra, ông còn nuôi dê, bò, gà với cách thức sản xuất “lấy ngắn nuôi dài”. Hiện đàn bò của ông có 6 con, đàn dê 14 con và nhiều gia cầm. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm, ông Srôi thu về được gần 200 triệu đồng.

Học theo già Srôi, làng Đắk Trôk bây giờ nhiều người biết làm kinh tế, không chỉ độc canh cây lúa mà đã phát triển thêm nhiều vườn cà-phê, mở rộng chăn nuôi… Nhờ vậy, đời sống của 176 hộ dân tộc Ba Na ở làng từng bước được cải thiện. “Được già Srôi hướng dẫn cách làm ăn, tôi vừa trồng cà-phê, trồng lúa kết hợp chăn nuôi gà, dê, trâu bò. Mỗi năm thu nhập hơn 100 triệu đồng”, anh Níp ở làng Đắk Trôk cho biết.

Già làng Srôi thường xuyên đến từng nhà để vận động, tuyên truyền người dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không nghe, không tin, không làm theo lời xúi giục, lôi kéo của kẻ xấu. Đồng thời, vận động người dân duy trì những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, từ bỏ các tập tục lạc hậu.

Già làng Srôi chia sẻ: “Ngoài việc phải có kiến thức về chính sách và pháp luật, tôi luôn gương mẫu và vận động gia đình chấp hành tốt quy định của Nhà nước. Kinh nghiệm cho thấy, bà con chỉ tin và làm theo khi đã chứng kiến kết quả do mình làm được”.

Trong sáu năm làm Chi hội trưởng Người cao tuổi làng Đắk Trôk, cùng với vai trò già làng, ông Srôi không thể nhớ hết đã tham gia hòa giải bao nhiêu vụ việc mâu thuẫn, xích mích, giúp hàn gắn tình cảm bao nhiêu gia đình...

Với những đóng góp tích cực, già làng Srôi được Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong việc tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư và Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc vì thành tích tiêu biểu thực hiện Quyết tâm thư của già làng các dân tộc khu vực Tây Nguyên.

Tin liên quan

Rèn luyện bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Rèn luyện bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là do bản lĩnh chính trị thiếu kiên định, thiếu vững vàng. Do đó, để cuộc đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hiệu quả, cần tăng cường giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân, ngọn cờ chỉ đường chiến thắng của quân và dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân, ngọn cờ chỉ đường chiến thắng của quân và dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước

Tư tưởng chiến tranh nhân dân là một bộ phận trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh với quá trình trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh với quá trình trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 15/5/2007, tại Hà Nội, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp Viện Khoa học Xã hội nhân văn Quân sự (Bộ Quốc phòng) tổ chức Hội thảo khoa học: "Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam", nhân kỷ niệm 50 năm bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lớp chỉnh huấn cán bộ trung, cao cấp, Bộ Quốc phòng về xây dựng Quân đội từng bước tiến lên chính quy và hiện đại (5/1957 - 5/2007) và kỷ niệm 117 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.