"Dũng Thiên Phước" làm phước

PHONG NGUYÊN

Thứ Sáu, 24/01/2014 18:18
Nằm sát chân núi Cô Tiên, bên đường Phạm Văn Ðồng dẫn vào thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa), Lữ quán Thiên Phước có nhiều điểm thật đặc biệt. Quán có dáng dấp một con tàu neo bên những lô-cốt vững chãi, khách ngồi nghe tiếng sóng vỗ ngay dưới chân mình.
Anh Dũng phát biểu tại Hội nghị biểu dương người có công và thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trong sự nghiệp bảo vệ biên giới, hải đảo năm 2013.
Anh Dũng phát biểu tại Hội nghị biểu dương người có công và thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trong sự nghiệp bảo vệ biên giới, hải đảo năm 2013.

Nhân viên của quán là những người khuyết tật, hoặc là những thanh niên "tay ngang", không có nghiệp vụ, nên phục vụ rất... vụng về. Và chủ nhân của Lữ quán là anh Nguyễn Văn Dũng, sinh năm 1966, thương binh bậc 2/4, tỷ lệ mất sức 61%, anh thường được mọi người gọi là "Dũng Trường Sa", hay "Dũng Thiên Phước".

Tháng 2/1987, mang trong mình nhiệt huyết của tuổi trẻ, Nguyễn Văn Dũng lên đường nhập ngũ, ra phục vụ xây dựng, chiến đấu tại quần đảo Trường Sa. Anh bị thương khi đang làm nhiệm vụ trên đảo Nam Yết. Ðối với anh Dũng, sáu năm sống ở Trường Sa là những ngày tháng thật khó quên. Cuộc sống nơi đầu sóng ngọn gió ấy đã trui rèn, tiếp thêm cho anh ý chí, nghị lực và niềm tin. Rời quân ngũ, trở về đất liền, hành trang Nguyễn Văn Dũng mang theo là một chiếc ba-lô đong đầy ký ức về những khó khăn, gian khổ, thậm chí cả mất mát, hy sinh cũng như niềm tự hào khôn xiết về người lính Trường Sa.

Trở về địa phương, mỗi khi trở trời, vết thương cũ lại tái phát, hành hạ, cộng với không có việc làm khiến anh thấy buồn tủi. Những lúc ấy, anh lại nhớ đến câu nói của Bác Hồ: "Thương binh tàn nhưng không phế"...

Khi biết định hướng của TP Nha Trang sẽ phát triển du lịch, anh chọn cách làm dịch vụ. Những năm 90 của thế kỷ 20, khu vực Bãi Tiên hãy còn hoang sơ, đường từ Nha Trang ra rất khó khăn. Năm 1993, anh mở quán kinh doanh ăn uống, giải khát, đặt tên là Lữ quán Thiên Phước, tại tổ 14 Ðường Ðệ, phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang. Phong cảnh hữu tình, thức ăn hải sản tươi sống, phong cách phục vụ mộc mạc, chân tình và nhất là tình cảm chân thành của chủ nhà vốn là một người lính, một người thương binh đã khiến Thiên Phước trở thành một địa chỉ được tín nhiệm, yêu mến. Không chỉ khách gần mà khách xa từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng tìm đến quán của anh.

Năm 2004, anh thành lập Doanh nghiệp tư nhân Văn Dũng, giữ thương hiệu Lữ quán Thiên Phước, đầu tư thêm 1,5 tỷ đồng mở ra nhiều dịch vụ như bán hàng lưu niệm, dịch vụ thể thao giải trí trên biển, câu cá tham quan, ngắm cảnh bằng ca-nô... Ðến năm 2009, anh lại đầu tư thêm năm tỷ đồng. Ðến nay, mỗi năm Lữ quán Thiên Phước có thu nhập gần 1,5 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 150 triệu đồng.

Nói về chuyện làm ăn, Nguyễn Văn Dũng bộc bạch: Ðể doanh nghiệp đứng vững trong điều kiện nhiều khó khăn như hiện nay, tôi đã mạnh dạn đầu tư phát triển cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hiện đại, tổ chức cho cán bộ, nhân viên tham gia các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng phục vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, từng bước xây dựng nhà hàng thành khu du lịch sinh thái.

Bận rộn trăm việc, lo mua bán, kinh doanh, nhưng anh Nguyễn Văn Dũng không nguôi nhớ về những đồng đội cũ. Anh tìm cách liên lạc rồi tham gia tổ chức kết nối anh em và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Biết con em của đồng chí, đồng đội chưa có việc làm, anh Nguyễn Văn Dũng nhận các em vào làm việc với thu nhập ổn định. Cho nên, ở Thiên Phước có đội ngũ phục vụ toàn "tay ngang", không có nghiệp vụ là vậy.

Khách phương xa tới, lúc đầu thấy cách phục vụ như vậy tỏ vẻ khó chịu, nhưng khi nghe được câu chuyện, ai nấy đều xúc động và chia sẻ. Ðến nay, trong số gần 50 lao động ở Thiên Phước hầu hết là con em thương, bệnh binh, con em đồng đội cũ của anh Nguyễn Văn Dũng. Anh coi họ như con cháu trong nhà, tận tình và nghiêm khắc chỉ bảo từng li từng tí. Tại địa phương, Nguyễn Văn Dũng làm Chi hội phó Chi hội Cựu chiến binh, Chi hội trưởng Khuyến học và Chủ nhiệm Hội quân nhân tổ 14. Ở vị trí nào, anh cũng làm việc nhiệt tình, hiệu quả.

Khi đã hoạt động ổn định, Lữ quán Thiên Phước tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Từ năm 2005 đến năm 2011, doanh nghiệp của anh đóng gần 1,5 tỷ đồng cho các hoạt động từ thiện, xóa đói, giảm nghèo. Ðầu năm 2013, Thiên Phước vận động được bốn sổ tiết kiệm, mỗi sổ trị giá 10 triệu đồng cùng bốn suất quà tặng bốn gia đình có người thân hy sinh ngày 14/3/1988 tại đảo Gạc Ma, huyện đảo Trường Sa.

Thương binh Nguyễn Văn Dũng đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tặng Bằng khen vì có thành tích vượt khó làm giàu; Ban Chấp hành Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tặng giải thưởng "Người lính với hội nhập"; Bằng khen của Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ mồ côi Việt Nam cùng rất nhiều bằng khen, giấy khen của tỉnh và của các ngành. Năm 2008, Lữ quán Thiên Phước đoạt Giải Cúp vàng - Doanh nhân, cựu chiến binh xuất sắc trên mặt trận kinh tế thời mở cửa.

Tin liên quan

Rèn luyện bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Rèn luyện bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là do bản lĩnh chính trị thiếu kiên định, thiếu vững vàng. Do đó, để cuộc đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hiệu quả, cần tăng cường giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân, ngọn cờ chỉ đường chiến thắng của quân và dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân, ngọn cờ chỉ đường chiến thắng của quân và dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước

Tư tưởng chiến tranh nhân dân là một bộ phận trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh với quá trình trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh với quá trình trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 15/5/2007, tại Hà Nội, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp Viện Khoa học Xã hội nhân văn Quân sự (Bộ Quốc phòng) tổ chức Hội thảo khoa học: "Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam", nhân kỷ niệm 50 năm bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lớp chỉnh huấn cán bộ trung, cao cấp, Bộ Quốc phòng về xây dựng Quân đội từng bước tiến lên chính quy và hiện đại (5/1957 - 5/2007) và kỷ niệm 117 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.