Hết lòng vì người bệnh

Lê Thế (Thái Nguyên)

Thứ Sáu, 20/07/2018 02:25
Gần 30 năm công tác ở Bệnh viện C Thái Nguyên, Tiến sĩ, bác sĩ Ðoàn Văn Khương luôn cố gắng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tận tâm chăm sóc, coi người bệnh như người thân của mình. Nói về bác sĩ Khương, nhiều bệnh nhân tỏ lòng tri ân sâu sắc, coi ông như người nối dài thêm cuộc sống cho mình.  

Trước đây, ông được giao phụ trách Khoa Xét nghiệm, sau đó được giao làm Trưởng Khoa Ung bướu của Bệnh viện C. Ðược lãnh đạo phân công làm việc gì, bác sĩ Khương đều không nề hà, luôn luôn tận tụy với công việc, với bệnh nhân. Ðồng thời, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, đồng nghiệp để nghiên cứu, bảo vệ thành công luận án thạc sĩ, tiến sĩ.

10 năm làm Trưởng Khoa Ung bướu, thường xuyên tiếp xúc, chẩn đoán và điều trị cho những người bị bệnh nặng, bác sĩ Khương thường xuyên gần gũi, chia sẻ, động viên, tìm phương cách tốt nhất để điều trị cho người bệnh. Bác sĩ Khương chia sẻ: "Ðối với bệnh nhân mắc ung thư, hầu hết có biểu hiện tinh thần lo lắng, trầm cảm, rối loạn, chán nản... Vì vậy, trong quá trình điều trị, bản thân tôi và đồng nghiệp trong Khoa phải luôn kiên trì, gần gũi, động viên, chia sẻ, tạo niềm tin để người bệnh yên tâm".

Ông Nguyễn Văn Bắc ở huyện Phú Bình (Thái Nguyên) điều trị ung thư vòm họng tại Bệnh viện C tâm sự: "Mắc bệnh này, tôi rất chán nản, ăn uống khó khăn. Tại Khoa Ung bướu, tôi được bác sĩ Khương tận tình điều trị bệnh, động viên, hướng dẫn tỉ mỉ về ăn uống, sinh hoạt... để sức khỏe tiến triển. Sau một thời gian, tôi thấy tư tưởng thoải mái hơn rất nhiều, ăn uống tốt, sức khỏe được cải thiện rõ rệt. Tôi rất cảm động và cảm ơn trước trình độ chuyên môn và những cử chỉ thân thiện của bác sĩ Khương và các thầy thuốc trong Khoa".

Trong quá trình công tác của mình, bác sĩ Khương gặp không ít trường hợp khá đặc biệt. Có trường hợp, sau khi đi khám ở một số bệnh viện, bị chẩn đoán là u đầu tụy, bệnh nhân không còn hy vọng sống vì đây là bệnh gần như không chữa được. Nhưng khi về Khoa Ung bướu điều trị, bác sĩ Khương đã kiểm tra kỹ lưỡng, sinh thiết và chẩn đoán bệnh nhân bị u hạch. Sau khi được chăm sóc, bệnh nhân đã khỏi, coi bác sĩ Khương là ân nhân của mình.

Với sự khiêm tốn, cầu thị học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, quan tâm đến đồng nghiệp trong Khoa, trong Bệnh viện, bác sĩ Khương được đồng nghiệp quý mến, tôn trọng, là tấm gương sáng về tinh thần ham học, tận tâm với người bệnh để y, bác sĩ trẻ noi theo. Tiến sĩ, bác sĩ Ðoàn Văn Khương đã được UBND tỉnh Thái Nguyên tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.

Tin liên quan

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” - giá trị vĩnh hằng của Tư tưởng Hồ Chí Minh

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” - giá trị vĩnh hằng của Tư tưởng Hồ Chí Minh

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” - câu nói bất hủ ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vang lên trên làn sóng phát thanh từ Thủ đô Hà Nội vào tháng 7/1966, trong thời điểm miền bắc đang gồng mình trước bom đạn chiến tranh, còn miền nam chìm trong máu lửa. Đây không chỉ là khẩu hiệu kháng chiến, mà là tuyên ngôn bất diệt về quyền sống và khát vọng làm người của một dân tộc từng trải qua hàng nghìn năm mất nước, chia cắt và hy sinh.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sáng tác của các nhạc sĩ trẻ

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sáng tác của các nhạc sĩ trẻ

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các tác phẩm văn học nghệ thuật, đặc biệt trong âm nhạc. Hình ảnh Bác Hồ vẫn sống động và lan tỏa trong sáng tác của thế hệ nhạc sĩ trẻ với những cảm quan nghệ thuật hiện đại; góp phần gìn giữ, tôn vinh những giá trị đạo đức, tư tưởng và phong cách của Người.
Sức sống và tầm vóc của tư tưởng Hồ Chí Minh

Sức sống và tầm vóc của tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong xã hội hiện đại, dấu ấn con người và các trào lưu tư tưởng dễ bị lu mờ bởi những vấn đề đương đại nóng bỏng. Vượt qua thách thức đó, Hồ Chí Minh là hiện tượng hy hữu của lịch sử khi đã trở thành huyền thoại ngay từ khi còn sống và “độ lùi” của thời gian càng tôn vinh sức sống, tầm vóc tư tưởng của Người.