Hiệu quả thiết thực của môn học Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh

NGUYỄN VĂN TOÁN

Thứ Tư, 11/05/2011 20:23
Gần 4 năm đưa môn học Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng chính khóa, chất lượng học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Thái Bình tiến bộ rõ rệt. Môn học đã khơi dậy trong sinh viên niềm đam mê học tập, ý chí vươn lên theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Thái Bình rèn luyện sự nghiêm túc, tập trung trong mỗi giờ học.
Sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Thái Bình rèn luyện sự nghiêm túc, tập trung trong mỗi giờ học.

Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Thái Bình là đơn vị nhà trường đầu tiên trong tỉnh soạn giáo án môn học Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh đưa vào giảng dạy chính khóa cho sinh viên năm thứ nhất. Với dung lượng 15 tiết giảng, gồm các chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo quy định của Trung ương và bổ sung thêm các nội dung về ý chí, nghị lực tự học, tự đào tạo của Bác Hồ.

Ðể tránh sa vào lối giải giảng khô cứng, nhà trường đã nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy môn học. Mỗi tiết học, giáo viên chọn một chủ đề về tấm gương đạo đức của Bác, học sinh sẽ tự tìm tài liệu, tự trao đổi, thảo luận. Nhiều câu chuyện hay, xúc động trong cuộc đời, sự nghiệp của Bác đã được sinh viên sưu tầm, kể lại và rút ra bài học cho mình.

Thầy giáo Hiệu trưởng Nguyễn Trung Tín, Bí thư Ðảng ủy nhà trường cho biết: Từ khi đưa môn học Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy,  ý thức thực hiện Cuộc vận động lớn của sinh viên đã có chuyển biến tích cực. Sinh viên sôi nổi tham gia các cuộc thi kể chuyện, hội thảo về gương đạo đức Hồ Chí Minh; hăng hái góp ý kiến xây dựng chuẩn mực đạo đức theo tấm gương Bác Hồ.

Năm chuẩn mực đạo đức mà sinh viên nhà trường đề ra là: say mê học tập, tự học, tự đào tạo, yêu quý mái trường; chủ động sáng tạo học tập, rèn luyện năm kỹ năng; nền nếp kỷ cương,  không có tiêu cực trong học tập và thi cử; lịch sự chu đáo, tận tình với mọi người, kính trọng lễ độ với thầy cô giáo và cán bộ giáo viên; tích cực làm đẹp nhà trường, tham gia tốt hoạt động đoàn thể và nhân đạo, từ thiện.

Ðể thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực đạo đức, sinh viên nhà trường có sáng kiến lập Sổ 'Rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'. Ðến lớp A1, Khoa Quản trị kinh doanh, chúng tôi thấy mỗi sinh viên đều mang trong cặp cuốn sổ này. Lật giở các trang bên trong, chúng tôi thấy những nét chữ ngay ngắn, cẩn thận ghi điểm số của từng môn học, kết quả chấp hành kỷ luật, số buổi tham gia hoạt động văn nghệ... trong từng  ngày.

Sinh viên Mai Thị Hằng cho biết, hằng tuần các bạn lại tổng kết thành tích từ những cuốn sổ này, bình bầu người tiêu biểu để ghi vào Sổ 'Báo công dâng Bác' của tổ, của lớp. Việc ghi 'Sổ rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh' và Sổ 'Báo công dâng Bác' của sinh viên đã được nhân rộng đến tất cả giáo viên, chi bộ, đoàn thể nhà trường. Hằng tháng, căn cứ vào kết quả ghi trong các cuốn sổ, nhà trường tổ chức biểu dương, trao thưởng các danh hiệu: 'người ham học nhất', 'người làm từ thiện tốt nhất', 'người có nhiều sáng kiến nhất'. Phương pháp này đã động viên, khích lệ sinh viên, giáo viên nhà trường phấn đấu thi đua dạy tốt, học tốt.

Sinh viên Ðoàn Thị Chi, năm thứ ba, Khoa Kế toán tâm sự: Những câu chuyện về tinh thần yêu nước, tình yêu bao la của Bác với mọi người trong giờ Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh đã cho em quyết tâm ngày đêm học tập để đạt thành tích cao. Còn Trần Quốc Tuấn, sinh viên năm thứ hai, Khoa Xây dựng cơ bản, trước đây chơi nhiều hơn học. Nhưng năm vừa qua, ai cũng bất ngờ khi thấy Tuấn chuyên tâm học tập và trở thành tấm gương sáng được biểu dương toàn trường. Với Tuấn, chính những câu chuyện về tinh thần quyết tâm vượt gian khổ của Bác đã giúp bạn nghị lực từ bỏ trò chơi vô bổ.

Kết quả là, năm học 2009-2010, tỷ lệ sinh viên khá giỏi của nhà trường đạt 32,4% (tăng 6% so với trước năm 2008), đứng đầu khối các trường cao đẳng trong tỉnh. Nền nếp kỷ cương trong giảng dạy, học tập thực hiện tốt, được Bộ Giáo dục và Ðào tạo  kiểm tra đánh giá là một điển hình của ngành với tỷ lệ chuyên cần cao (98,2%); tỷ lệ vi phạm quy chế thi 0,02%, giảm bốn lần so với năm 2007. Bên cạnh đó, giáo viên, sinh viên nhà trường còn tích cực tham gia công tác xã hội.

Tập thể giáo viên, sinh viên đã quyên góp xây dựng được 33 nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách. Ðể hiến máu nhân đạo, sinh viên đã hiến hàng nghìn đơn vị máu. Nhà trường là một trong những đơn vị điển hình được tuyên dương tại Hội nghị toàn quốc tổng kết bốn năm thực hiện Cuộc vận động 'Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'. 

Tin liên quan

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” - giá trị vĩnh hằng của Tư tưởng Hồ Chí Minh

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” - giá trị vĩnh hằng của Tư tưởng Hồ Chí Minh

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” - câu nói bất hủ ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vang lên trên làn sóng phát thanh từ Thủ đô Hà Nội vào tháng 7/1966, trong thời điểm miền bắc đang gồng mình trước bom đạn chiến tranh, còn miền nam chìm trong máu lửa. Đây không chỉ là khẩu hiệu kháng chiến, mà là tuyên ngôn bất diệt về quyền sống và khát vọng làm người của một dân tộc từng trải qua hàng nghìn năm mất nước, chia cắt và hy sinh.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sáng tác của các nhạc sĩ trẻ

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sáng tác của các nhạc sĩ trẻ

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các tác phẩm văn học nghệ thuật, đặc biệt trong âm nhạc. Hình ảnh Bác Hồ vẫn sống động và lan tỏa trong sáng tác của thế hệ nhạc sĩ trẻ với những cảm quan nghệ thuật hiện đại; góp phần gìn giữ, tôn vinh những giá trị đạo đức, tư tưởng và phong cách của Người.
Sức sống và tầm vóc của tư tưởng Hồ Chí Minh

Sức sống và tầm vóc của tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong xã hội hiện đại, dấu ấn con người và các trào lưu tư tưởng dễ bị lu mờ bởi những vấn đề đương đại nóng bỏng. Vượt qua thách thức đó, Hồ Chí Minh là hiện tượng hy hữu của lịch sử khi đã trở thành huyền thoại ngay từ khi còn sống và “độ lùi” của thời gian càng tôn vinh sức sống, tầm vóc tư tưởng của Người.