Mùa xuân năm 1961, trong bài thơ mừng năm mới gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Mừng Việt Nam, mừng thế giới!/ Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh”. Đó là mùa xuân đầu tiên chúng ta thực hiện Nghị quyết Đại hội III (tháng 9/1960) của Đảng.
Sau trận đầu tên lửa ra quân ngày 24/7/1965, bắn rơi 3 máy bay Mỹ trên vùng trời tây bắc Thủ đô, vận dụng kinh nghiệm tác chiến của bộ đội ta - linh hoạt, bí mật, bất ngờ, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không quyết định đưa tên lửa ra vòng ngoài phục kích đón đánh địch từ xa, liên tục cơ động, bảo vệ Thủ đô Hà Nội.
Trong dòng chảy chung của văn học, nghệ thuật nước nhà, sáng tác mỹ thuật về Chủ tịch Hồ Chí Minh đạt được nhiều thành tựu; là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều thế hệ nghệ sĩ tạo hình hôm qua và hôm nay bởi vẻ đẹp tư tưởng, đạo đức và phong cách ngời sáng của Người.
Đúng dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Bác, chúng tôi có may mắn và vinh dự được viếng thăm Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô (Quảng Ninh). Theo lãnh đạo huyện đảo Cô Tô, đây là di tích mang giá trị riêng có, không trùng lặp với di tích nào trong hệ thống di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước.
Tháng 4 vừa qua, gia đình cụ Phạm Văn Công, tại Hà Nội, đã trao tặng Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh 2 bộ hiện vật: bàn ghế và ấm chén từng được sử dụng trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 1963, khi Bác Hồ đến thăm.
Hơn 70 năm đã qua, lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu: “đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau”; “ra sức tăng gia sản xuất để mọi người được ấm no”; cán bộ thì phải “đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết” vẫn vẹn nguyên giá trị. Những lời chỉ dạy ân cần, sâu sắc của Người là giá trị tinh thần, động lực mạnh mẽ khơi nguồn ý chí tự lực, tự cường, chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân. Chúng ta học ở Người tấm gương và kinh nghiệm nâng cao dân trí để khơi nguồn tri thức trong sự nghiệp phát triển đất nước hôm nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo là nội dung quan trọng mang giá trị di sản tinh thần to lớn nằm trong hệ thống lý luận của Người về con đường cách mạng Việt Nam. Di sản tinh thần ấy được phản ánh trong các bài viết, những lời di huấn, những cử chỉ, hành động và cách thức ứng xử của Người đối với các chức sắc, đồng bào tôn giáo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng vai trò, sức mạnh của nhân dân, coi đó là nguồn lực chủ yếu, là tài nguyên quý giá trong sự nghiệp cách mạng. Trên tinh thần chủ nghĩa Mác - Lê-nin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, tư tưởng “trọng dân”, “thân dân” của Người được nâng lên một tầm cao mới. Vận dụng tư tưởng tư tưởng “thân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm khơi dậy, phát huy sức mạnh của nhân dân trong giai đoạn hiện nay luôn có ý nghĩa quan trọng, góp phần xây dựng đất nước hùng cường, giàu mạnh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cả cuộc đời đi tìm hạnh phúc cho nhân dân, ấm no cho mỗi gia đình, mỗi con người. Quan điểm của Người về gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với việc gìn giữ truyền thống văn hóa của dân tộc. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của Người về gia đình trong xây dựng chính sách gia đình ngày càng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Chăm lo xây dựng và tăng cường liên minh công-nông-trí làm rường cột của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là tư duy chính trị sắc sảo và nổi trội, là một yếu tố tạo nên bản sắc và giá trị cao đẹp của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như cuộc đời và sự nghiệp của Người.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao sự cần thiết và vai trò của việc nêu gương đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Nêu gương được Người coi là một trong những cách thức quan trọng để cán bộ, đảng viên phát huy trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân. Tư tưởng đó của Người có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, nhất là trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng giai đoạn hiện nay.
Với Thượng tướng, Viện sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng), Chủ tịch Hồ Chí Minh là một thần tượng, một tấm gương lớn về lòng yêu nước, đức hy sinh vì độc lập tự do cho Tổ quốc, về những giá trị nhân văn trong tư tưởng và tâm hồn của Người. Người rất xứng đáng là một Anh hùng dân tộc mà nhân dân ta cũng như bạn bè quốc tế tôn vinh.
Tháng Năm về, trong niềm xúc động hướng về ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người dân miền Tây lại có cách riêng để bày tỏ lòng kính yêu với Bác. Không phô trương, không ồn ào, tình cảm ấy thấm đẫm trong từng gam màu, từng chất liệu dân gian mộc mạc của mo cau, lá sen, hạt gạo, dây điện, đá núi… tạo nên những bức tranh sống động, chan chứa hồn quê và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.
Hơn nửa thế kỷ nay, mỗi dịp tháng Năm về, người dân Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước lại thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc - Người đã hiến dâng trọn đời cho độc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Năm nay, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Người càng thêm ý nghĩa sâu sắc, nhắc nhở chúng ta về công lao trời biển của Bác đối với dân tộc.
Đã hàng chục năm sau ngày Bác Hồ đi xa, ký ức về thời khắc đau buồn đó vẫn như một tấm băng đen lặng lẽ trong tim những người lính cơ yếu - như một vết cắt không lời giữa những dòng mã lệnh. Năm 1990, đúng dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tá, nhạc sĩ Lê Sỹ Hạnh, một người lính cơ yếu, đã viết nên ca khúc “Kỷ niệm không bao giờ quên”.