Trong trái tim mỗi người dân Việt Nam, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một công trình vĩ đại, mà còn là biểu tượng của lòng biết ơn và kính yêu. Những ngày này, cả nước đang hướng về kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), dòng người đổ về Lăng Bác đông hơn bao giờ hết. Ai nấy đều bày tỏ sự thành kính.
Mô tả video

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký quyết định khởi công vào ngày 2/9/1973 và hoàn thành vào ngày 2/9/1975. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc mà còn là nơi để bày tỏ lòng kính yêu và tri ân đối với Bác Hồ - người đã dẫn dắt cả dân tộc bước qua những năm tháng gian khó. Vì vậy, với những người nhận nhiệm vụ xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thời điểm ấy, là vinh dự lớn nhất trong đời.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một công trình kiến trúc vĩ đại mà còn là biểu tượng khắc ghi lòng dân, ý đảng. Nơi đây, trái tim của dân tộc Việt Nam hòa quyện cùng tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo nên một không gian thiêng liêng, trường tồn. Mỗi khối đá, mỗi chi tiết kỹ thuật đều thấm đẫm mồ hôi, tâm huyết của những người thợ, kỹ sư, và cả dân tộc, cùng chung khát vọng xây dựng một nơi tôn kính để tưởng nhớ vị Cha già của dân tộc.

Hơn 50 năm trôi qua, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đứng vững, như một lời nhắc nhở rằng lòng dân và ý đảng, khi đồng sức đồng tâm, có thể tạo nên những kỳ tích. Đó là bài học về sự thống nhất, về sức mạnh của một dân tộc quyết tâm thực hiện di nguyện của Bác: xây dựng đất nước "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn".

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nơi lưu giữ ký ức, mà còn là “ngọn lửa” soi đường, khơi dậy tinh thần, trách nhiệm và niềm tự hào dân tộc trong mỗi trái tim Việt Nam.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.