Mỗi ngày ghi nhớ một lời dạy của Bác

Bài, ảnh: VŨ VIẾT DƯƠNG

Thứ Hai, 29/05/2017 22:13
Gắn việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Cuộc vận động phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ, tất cả các tổ chức, đơn vị trong Sư đoàn 316 (Quân khu 2) đều xây dựng kế hoạch, đăng ký thực hiện mô hình “Mỗi tuần một câu chuyện về Bác” và “Mỗi ngày ghi nhớ một lời dạy của Bác”.
Bộ đội Sư đoàn 316 hành quân ra thao trường.
Bộ đội Sư đoàn 316 hành quân ra thao trường.

Trung tá Nguyễn Ngọc Ngân, Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn cho biết, để mô hình hoạt động có chất lượng, hiệu quả, trở thành nếp nghĩ, nếp làm thường xuyên của bộ đội, nội dung câu chuyện được chính trị viên, bí thư cấp ủy ở đại đội, tiểu đoàn trực tiếp nghiên cứu, chuẩn bị. Tùy hình thức, phạm vi, nội dung sinh hoạt ở mỗi cấp mà cán bộ cấp ủy, người chỉ huy lựa chọn nội dung câu chuyện về Bác cho phù hợp. Qua đó, làm cho cán bộ, đảng viên, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, chiến sĩ, nhất là chiến sĩ mới người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hiểu rõ những tình cảm, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, để liên hệ bản thân thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao.

Chúng tôi có dịp tham dự buổi sinh hoạt thường kỳ vào tối thứ hai hằng tuần tại Đại đội 11, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 98 (Sư đoàn 316) do Thượng úy Phạm Xuân Lợi, Chính trị viên đại đội điều hành. Trước khi quán triệt, đánh giá kết quả công tác tuần qua và triển khai nhiệm vụ tuần tới, đồng chí đã dành thời gian kể cho đồng đội nghe câu chuyện: “Bác Hồ với chiến sĩ”.

Bằng giọng kể truyền cảm, đồng chí Phạm Xuân Lợi khiến người nghe xúc động trước tấm lòng bao dung, sự sẻ chia và tình yêu thương bao la của Bác đối với chiến sĩ. Binh nhì Lâm Bá Đường, chiến sĩ mới, người dân tộc Tày, quê ở Bảo Yên, Lào Cai xúc động chia sẻ, qua những mô hình “Mỗi tuần một câu chuyện về Bác” và “Mỗi ngày ghi nhớ một lời dạy của Bác” đã giúp chúng tôi hiểu và học tập được rất nhiều điều bổ ích để hoàn thiện tác phong Bộ đội Cụ Hồ, tạo động lực để chúng tôi cố gắng phấn đấu, vượt mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ; xứng đáng với tình yêu thương của Bác dành cho chiến sĩ và truyền thống học tập, rèn luyện, xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của đơn vị trong hơn 70 năm qua.

Hằng ngày, những lời dạy của Bác được lưu lại ở vị trí trang trọng nhất trên bảng tin để bộ đội đọc, suy ngẫm, vận dụng vào thực tế công việc ở đơn vị. Đồng thời, những lời dạy của Bác cũng được nhắc lại trong chương trình “5 phút lắng đọng” phát trên truyền thanh nội bộ vào lúc 21 giờ 30 phút hằng ngày.

Trao đổi với cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị thuộc Sư đoàn 316, chúng tôi được biết, từ khi thực hiện mô hình nêu trên đã góp phần thay đổi nhận thức và hành động của cán bộ, chiến sĩ về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó, góp phần giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ thêm quyết tâm phấn đấu, hăng hái thi đua thực hiện nhiệm vụ ngày một tốt hơn, tạo sự lan tỏa sâu rộng, tạo không khí phấn khởi, đoàn kết, ý chí quyết tâm và sự tự giác, trách nhiệm cao của cán bộ, chiến sĩ trong việc chấp hành, thực hiện nhiệm vụ ở đơn vị.

Thượng tá Phạm Viết Khánh, Phó Chính ủy Sư đoàn 316 chia sẻ, trước hết, đội ngũ cán bộ các cấp trong đơn vị tự soi, tự sửa, nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình, gắn thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ... Qua đó, kịp thời khắc phục những mặt hạn chế, khuyết điểm; khuyến khích, động viên, biểu dương, tôn vinh những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, có nhiều cách làm hay, việc làm tốt về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, để nhân rộng trong đơn vị, tạo động lực để cán bộ, chiến sĩ vươn lên, hoàn thiện về mọi mặt.

Đại tá Nguyễn An Phong, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Sư đoàn 316 khẳng định, mô hình mới được triển khai thực hiện nhưng đã và đang tạo sự chuyển biến tích cực hằng ngày, hằng tuần, tiếp thêm niềm tin để cán bộ, đảng viên và chiến sĩ tích cực thi đua huấn luyện giỏi, rèn luyện nghiêm, sẵn sàng nhận và hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, các tổ chức quần chúng vững mạnh, xuất sắc.

Tin liên quan

Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, tiêu cực theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, tiêu cực theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Sau hơn 35 năm lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng khẳng định rõ năng lực và bản lĩnh của một Đảng cầm quyền; đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín như ngày nay. Bên cạnh những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đất nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Học Bác cách đánh giá cán bộ

Học Bác cách đánh giá cán bộ

Đánh giá cán bộ là việc xác định đúng ai tốt, ai xấu, mặt nào mạnh, mặt nào yếu; khả năng công tác của họ thế nào, để từ đó mà bố trí, sử dụng cho đúng người, đúng việc. Bác chỉ rõ: “Ở đời, ai cũng có chỗ tốt và chỗ xấu. Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu của họ”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước

Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc, mở đầu cho phong trào hành động cách mạng mới của toàn dân. Nhìn lại chặng đường 75 năm qua, có thể khẳng định mọi thành quả của cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta đều gắn liền với việc tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước.