Người mở đường từ bản Phiêng Tạc

THẾ BÌNH

Thứ Tư, 18/09/2013 19:26
Không cam chịu cuộc sống nghèo nàn, tù túng do không có đường giao thông, anh Bàn Văn Trị, người dân tộc Dao đã dốc hết tâm sức xẻ núi mở tuyến đường từ bản Phiêng Tạc ra xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm (Bắc Cạn), giúp dân bản đi lại dễ dàng, góp phần thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

Trước đây, gia đình anh Bàn Văn Trị ở gần trung tâm xã, nhưng chỗ ở chật hẹp, không có đất canh tác và chăn nuôi, cho nên cuộc sống gia đình khó khăn. Năm 2004, anh Trị vận động mười hộ dân vào Phiêng Tạc, một vùng hẻo lánh để định cư, khai hoang làm ruộng, xây dựng cuộc sống mới. Gần mười năm định cư trong vùng đất mới, chịu khó làm ăn, nên gia đình anh Trị trồng được nhiều ngô, lúa, nuôi được nhiều lợn, trở thành tấm gương điển hình về xóa đói, giảm nghèo ở xã Nhạn Môn.

Trở ngại lớn nhất mà anh Trị và bà con ở bản Phiêng Tạc phải đối mặt là không có đường giao thông, cho nên vận chuyển cái gì cũng khó. Mua gì về phục vụ đời sống và sản xuất cũng phải gồng gánh về nhà; sản xuất nhiều ngô, nuôi nhiều lợn mà khó bán hoặc thường xuyên bị ép giá do không có đường vận chuyển. Việc học hành của con em trong bản bị lỡ dở, ốm đau bệnh tật phải thay nhau khiêng cáng nên không đến được viện kịp thời vì không có đường đi lại... Không cam chịu cuộc sống mãi vất vả và cũng không trông chờ tỉnh, huyện đầu tư mở đường, anh Trị xác định phải cùng dân bản tự mở đường để đi.

Anh Trị đến bàn với từng gia đình trong bản đóng góp tiền và công sức mở đường từ bản ra đường cái lớn. Ðược sự đồng tình của người dân nhưng lại gặp khó khăn lớn là số hộ trong bản quá ít, không có nhiều nhân lực để xẻ những sườn núi lớn, các hộ đều nghèo, không có tiền đóng góp để thuê máy xúc đào núi.

Anh Trị suy tính, nếu mở đường theo lối mòn cũ thì sẽ rất dài, lại qua suối sâu, vắt qua nhiều mỏm núi, nên công sức và kinh phí thuê máy xúc sẽ rất lớn. Vì vậy, anh tự mình "thiết kế" mở đường mới từ Phiêng Tạc qua thôn Vi Lạp xuống đường cái. Cảm động trước tinh thần vì cộng đồng, khi anh đến từng nhà vận động thì bà con thôn Vi Lạp tự nguyện hiến hơn mười nghìn mét vuông đất để anh mở đường mới.

Anh Trị bán đi hai con trâu, 19 con lợn, số tiền còn thiếu, anh vay ngân hàng, thuê máy xúc đào khối lượng đất đá lớn trên nhiều đoạn đường mà sức người không làm được, hết tổng cộng hơn 80 triệu đồng. Những đoạn đất mềm, khối lượng nhỏ, anh cùng vợ, con dùng xà-beng, cuốc, xẻng đào đắp, san lấp.

Trong những ngày mở đường, vợ con anh nắm cơm ở nhà mang theo, trải áo mưa, lá chuối ăn trưa ngay trên "công trường". Thấy vậy, dân bản đóng góp gần chín triệu đồng để anh Trị thêm vào thuê máy xúc. Vào tháng 5-2012, sau hơn một tháng anh Trị thuê máy xúc, dốc toàn tâm toàn lực mở đường, con đường mới dài hơn bốn km, rộng 2,5 m từ bản Phiêng Tạc đi qua thôn Vi Lạp ra đường cái lớn được hoàn thành trong niềm vui, sự cảm phục của mọi người. Sau khi đường làm xong, anh thường xuyên "bảo dưỡng", tu bổ để bà con đi lại dễ dàng. 

Anh Trị cho biết: "Số tiền hơn 30 triệu đồng vay ngân hàng để mở đường, tôi sẽ tiếp tục tích cực chăn nuôi lợn, nuôi trâu, trồng ngô bán lấy tiền để trả hết nợ. Cái còn lại mãi mãi là con đường sẽ giúp bà con đi lại thuận lợi, mở ra tiện ích cho cả bản". 

Từ ngày có đường mới, cuộc sống của người dân bản Phiêng Tạc, thay đổi hẳn, mọi người không phải đi bộ, xe vác vai như trước mà xe máy, công nông đi lại dễ dàng, thông thương hàng hóa thuận lợi, không bị ách tắc, ép giá như trước.

Không những mang lại sự thay đổi cho bản vùng sâu Phiêng Tạc, việc làm của anh Trị có sức lan tỏa lớn, góp phần tích cực nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc xây dựng nông thôn mới khi nhiều thôn, bản trên địa bàn huyện Pác Nặm đã phát động phong trào hiến đất, làm đường giao thông nông thôn noi gương anh Trị.

Với việc làm thiết thực, có ý nghĩa vì cộng đồng, anh Trị được Tỉnh ủy Bắc Cạn biểu dương, là điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

 

Tin liên quan

Rèn luyện bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Rèn luyện bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là do bản lĩnh chính trị thiếu kiên định, thiếu vững vàng. Do đó, để cuộc đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hiệu quả, cần tăng cường giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân, ngọn cờ chỉ đường chiến thắng của quân và dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân, ngọn cờ chỉ đường chiến thắng của quân và dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước

Tư tưởng chiến tranh nhân dân là một bộ phận trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh với quá trình trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh với quá trình trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 15/5/2007, tại Hà Nội, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp Viện Khoa học Xã hội nhân văn Quân sự (Bộ Quốc phòng) tổ chức Hội thảo khoa học: "Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam", nhân kỷ niệm 50 năm bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lớp chỉnh huấn cán bộ trung, cao cấp, Bộ Quốc phòng về xây dựng Quân đội từng bước tiến lên chính quy và hiện đại (5/1957 - 5/2007) và kỷ niệm 117 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.