Nhà khoa học nữ có nhiều đóng góp trong lĩnh vực hóa học công nghiệp

HỒNG LIÊN, THÁI BÌNH

Thứ Sáu, 16/10/2009 03:21

Nhà khoa học nữ này từng tốt nghiệp Khoa Hóa, Trường đại học Bách khoa Hà Nội về chuyên ngành công nghệ hữu cơ - hóa dầu. Năm 1999, chị bảo vệ luận án Tiến sĩ Hóa học tại Viện Nghiên cứu quá trình xúc tác Li-ông, (Cộng hòa Pháp). Nghiên cứu khoa học là một công việc đầy khó khăn. Phụ nữ càng gặp nhiều khó khăn hơn khi bước chân vào "lãnh địa" này.

Sau khi tốt nghiệp đại học, từ năm 1992 đến nay, TS Thu Hà là cán bộ nghiên cứu khoa học-công nghệ của Viện Hóa học công nghiệp. Trong thời gian làm việc tại viện, TS Thu Hà luôn là một cán bộ khoa học có năng lực và nhiệt tình say mê nghiên cứu khoa học, khắc phục nhiều khó khăn, không ngừng trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, và đã tham gia tích cực vào việc hoàn thành nhiều đề tài do viện đảm nhiệm.

Chị đã tham gia hoàn thành hơn 30 công trình khoa học-công nghệ được công bố trên các tạp chí  và báo cáo tại các hội nghị khoa học, trong đó có tám công trình được công bố trên các tạp chí nước ngoài. Bản thân chị đã tham gia trực tiếp 19 đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tổng công ty và đề tài khoa học cơ bản. Các đề tài này đều tập trung  nghiên cứu về vấn đề xúc tác-hóa dầu và nhiên liệu sinh học, một trong những vấn đề khá mới mẻ ở nước ta. Nhiều công trình đã nghiệm thu được các nhà khoa học đánh giá cao về tính ứng dụng trong thực tế.

Ngoài ra, TS Thu Hà còn là tác giả và đồng tác giả của một giải pháp hữu ích, một bằng sáng chế liên quan lĩnh vực nhiên liệu sinh học. Hiện TS Thu Hà đang tích cực cùng nhóm nghiên cứu hoàn thành bản đăng ký sáng chế gửi sang châu Âu đề nghị cấp bằng.

Từ khi nhận nhiệm vụ là Phó ban điều hành Phòng thí nghiệm trọng điểm, (năm 2003) và tháng 7-2009 được bổ nhiệm Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về công nghệ lọc hóa dầu, TS Thu Hà  cùng với các đồng nghiệp đã và đang điều hành Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia hoạt động ngày một hiệu quả hơn.

Tất cả những đồng nghiệp, bạn bè khi tiếp xúc hoặc có điều kiện làm việc với chị đều thấy rằng, chị là người luôn khiêm tốn, giản dị, trung thực và luôn chiếm được tình cảm của các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Mai Tuyên, Chủ tịch Phân hội Xúc tác và Hấp phụ, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam, nhận xét: "Sức nghiên cứu khoa học, công nghệ của TS Thu Hà rất đáng khâm phục cả về khối lượng công việc đã hoàn thành, năng lực tư duy, những kết quả đạt được với lòng nhiệt tình khoa học cao, không hề nản chí trước khó khăn, gian khổ".

Nhiều năm qua chị luôn tâm huyết tham gia đào tạo lớp kế cận. Tháng 10-2009, một thạc sĩ và một nghiên cứu sinh do TS Thu Hà trực tiếp tham gia đào tạo đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Hội đồng cấp cơ sở. Ngoài ra, chị đang tham gia hướng dẫn ba nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ.

Người phụ nữ đó đã bền bỉ vượt qua từng chặng đường khó khăn và hoàn thành nhiều công trình nghiên cứu khoa học công nghệ, đóng góp vào sự phát triển của Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam nói riêng và ngành khoa học hóa học nói chung.

Tin liên quan

Công đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam làm theo lời Bác

Công đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam làm theo lời Bác

Sinh thời, Bác Hồ đã sớm nhận thấy vị thế của ngành than là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, tạo bước đà cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước vững mạnh, giàu đẹp. Chính vì thế, Người đã luôn chú ý và dành nhiều sự quan tâm cho vùng mỏ nói chung, ngành than nói riêng.
Noi gương Bác bằng những việc làm cụ thể

Noi gương Bác bằng những việc làm cụ thể

Ở Cà Mau, việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị tuy mỗi nơi có cách làm khác nhau, nhưng những việc làm tốt, những cách làm cụ thể, thiết thực đã cổ vũ và động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân hăng hái hơn trong thi đua, lao động sản xuất, chung tay vì sự phát triển và đi lên của địa phương.
“Điểm tựa” của buôn làng

“Điểm tựa” của buôn làng

Không chỉ sản xuất giỏi, già làng Srôi ở làng Đắk Trôk, xã Đắk Yă, huyện Mang Yang (Gia Lai) còn là “điểm tựa” tinh thần vững chắc của đồng bào dân tộc Ba Na tại địa phương. Tận tâm, nhiệt huyết với công việc, ông Srôi luôn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, kiên trì vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giữ gìn văn hóa truyền thống và sự bình yên cho buôn, làng.