Nhân lên những việc làm tốt ở Thanh Liêm

TIỂU PHƯƠNG, VĂN TOÁN

Thứ Tư, 30/12/2009 18:46

Cùng tâm trạng như chị Hiển, anh Lê Xuân Trịnh, ở thôn Ðào, sau khi hoàn thành thủ tục xin công chứng, cho biết: "Mới đầu giờ làm việc buổi chiều, nhưng tôi vừa đến là được phục vụ ngay, anh cán bộ ở đây rất nhiệt tình, hướng dẫn tỉ mỉ, chu đáo. Ðúng là một cửa thật!".

Ðem chi tiết nhỏ mà thú vị này trao đổi ý kiến với các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy Thanh Liêm về hiệu quả thực hiện Cuộc vận động, đồng chí Trịnh Văn Thực, Bí thư Huyện ủy chia sẻ kinh nghiệm: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Huyện ủy quán triệt sâu sắc nội dung nâng cao trách nhiệm, hết lòng phục vụ nhân dân; học Bác trong quan hệ với nhân dân, phải gần dân mới mong dân hiểu và làm theo.

Trong lãnh đạo của cấp ủy, chúng tôi thường xuyên tổ chức các buổi làm việc cụ thể với các ngành và cơ sở; lãnh đạo Huyện ủy, UBND xuống từng chi bộ, khu dân cư trực tiếp nắm tình hình chỉ đạo tháo gỡ khó khăn; đối thoại trực tiếp với từng hộ dân, từ đó giải quyết có hiệu quả những vấn đề đặt ra, những kiến nghị, thắc mắc của công dân trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện ngay từ cơ sở...".

Ở Thanh Liêm, chúng tôi được biết, cán bộ ở đây thường xuyên dành phần nửa thời gian làm việc trong tuần xuống nắm tình hình cơ sở, điều này đã trở thành quy định trong sửa đổi lối làm việc của cán bộ, đảng viên; về những buổi lãnh đạo huyện, xã gặp gỡ, đối thoại với dân, đặc biệt chung quanh công tác đền bù giải phóng mặt bằng, trên tinh thần trao đổi công khai, thẳng thắn, với phương châm "trọng dân, gần dân, học dân". Các cuộc đối thoại diễn ra ngay tại công trường thi công, tại trụ sở ủy ban xã, điển hình là cuộc đối thoại tại trụ sở Huyện ủy, giữa 20 cán bộ lãnh đạo huyện và các phòng, ban với một người dân suốt một buổi chiều, nhằm đưa đến người dân những thông tin cần thiết, đầy đủ nhất về những việc liên quan quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, trong chín tháng đầu năm, trên địa bàn huyện có 20 dự án phải thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tổng diện tích đất thu hồi là hơn 700 ha, liên quan quyền lợi của hơn 2.500 hộ dân. Tính đến thời điểm này, tất cả 20 dự án đã cơ bản bảo đảm tiến độ, trong đó, một số dự án trọng tâm đã được cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vào cuộc; thường trực cấp ủy xuống tận nơi giải thích "thấu tình, đạt lý" về chế độ, chính sách; tuyên truyền vận động các hộ dân thực hiện nhiệm vụ bàn giao mặt bằng. Ðiển hình là dự án mở rộng quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn xã Thanh Hà, Thanh Tuyền, cũng nhờ phương pháp làm việc dân chủ, thẳng thắn, đúng nguyện vọng, đúng chế độ, chính sách, gần 400 hộ dân đã tự nguyện bàn giao mặt bằng mà không cần dùng biện pháp cưỡng chế.

Ðể nhân lên những việc làm tốt trong mọi lĩnh vực đời sống, xã hội, đưa Cuộc vận động đi vào chiều sâu, Huyện ủy Thanh Liêm yêu cầu cán bộ, đảng viên thông qua chi bộ đăng ký việc "làm theo", hằng tháng tự kiểm điểm mức độ chuyển biến, có sự theo dõi, giám sát của chi bộ; Huyện ủy đã phát hành 400 cuốn Sổ vàng đến tất cả các chi bộ, nhằm tôn vinh những tấm gương người tốt, việc tốt của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện Cuộc vận động lớn.

Thông qua phát hiện, giới thiệu của quần chúng, đoàn thể, chi bộ lựa chọn những điển hình tập thể, cá nhân, ghi danh vào Sổ vàng, làm cơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức, cá nhân hằng năm. Lật giở từng trang trong cuốn Sổ vàng, đồng chí Nguyễn Huy Túc, Bí thư Ðảng ủy xã Liêm Tiết tâm sự, qua hai năm thực hiện ghi danh, những trang "vàng" ngày càng dày thêm. Từ những việc làm bình thường, giản dị, tưởng chừng rất nhỏ nhưng có ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng và xã hội: cựu chiến binh Trần Lâm

Tới cùng các hội viên trong Hội CCB xã giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, tích cực vận động bà con xây dựng đời sống văn hóa làng, xã; sư thầy Thích Ðàm Ngọc có tấm lòng từ bi của nhà Phật, luôn chia sẻ nỗi đau với những hoàn cảnh bất hạnh, với những mất mát của nhân dân vùng bão lũ; anh Nguyễn Huy Lâm tích cực học hỏi và chuyển giao kỹ thuật giống cây trồng, vật nuôi, phát triển cánh đồng 50 triệu đồng/ha, đồng chí Nguyễn Ðắc Tuyết gương mẫu cùng gia đình vận động mọi người cùng thực hiện bàn giao mặt bằng thuộc dự án đường cao tốc...

Ðồng chí Trần Lâm Tới - người đã hai lần được tôn vinh trong cuốn Sổ vàng, bộc bạch, được ghi danh vào Sổ vàng là niềm vinh dự, bởi vậy anh luôn đặt ra cho mình những việc cần cố gắng, nỗ lực hơn nữa, cùng hội viên Hội Cựu chiến binh xã giúp nhau xóa đói, giảm nghèo; vận động các chi hội lập quỹ giúp đỡ các gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn phát triển kinh tế. Qua hai năm, số hội viên nghèo từ 5% giảm xuống 1,5%. Trong gia đình, anh động viên vợ, con tham gia Hội Phụ nữ, Ðoàn thanh niên, và đều trở thành những cá nhân gương mẫu...

Về miền quê chiêm trũng trong lưu vực con sông Ðáy này, nghe bà con kể về những việc làm của tổ tự quản an toàn giao thông phố Bói, xã Thanh Phong, có những con người tự nguyện không kể ngày đêm tham gia cứu hộ, bảo vệ tính mạng và tài sản của người bị nạn; Chi hội nông dân Văn Lâm đã có nhiều hình thức sáng tạo trong công tác tuyên truyền nông dân với an toàn giao thông... Những việc làm đó đã góp phần nhân lên những cá nhân tốt, những tập thể tốt, đưa Cuộc vận động lớn của Ðảng đến gần hơn với cuộc sống, cụ thể hóa tư tưởng, đạo đức của Bác Hồ, để mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân đều có thể học tập và làm theo.

Tin liên quan

Công đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam làm theo lời Bác

Công đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam làm theo lời Bác

Sinh thời, Bác Hồ đã sớm nhận thấy vị thế của ngành than là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, tạo bước đà cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước vững mạnh, giàu đẹp. Chính vì thế, Người đã luôn chú ý và dành nhiều sự quan tâm cho vùng mỏ nói chung, ngành than nói riêng.
Noi gương Bác bằng những việc làm cụ thể

Noi gương Bác bằng những việc làm cụ thể

Ở Cà Mau, việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị tuy mỗi nơi có cách làm khác nhau, nhưng những việc làm tốt, những cách làm cụ thể, thiết thực đã cổ vũ và động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân hăng hái hơn trong thi đua, lao động sản xuất, chung tay vì sự phát triển và đi lên của địa phương.
“Điểm tựa” của buôn làng

“Điểm tựa” của buôn làng

Không chỉ sản xuất giỏi, già làng Srôi ở làng Đắk Trôk, xã Đắk Yă, huyện Mang Yang (Gia Lai) còn là “điểm tựa” tinh thần vững chắc của đồng bào dân tộc Ba Na tại địa phương. Tận tâm, nhiệt huyết với công việc, ông Srôi luôn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, kiên trì vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giữ gìn văn hóa truyền thống và sự bình yên cho buôn, làng.