Phải rèn luyện tính đảng (*)

Một là: Phải đặt lợi ích của Ðảng, của dân tộc lên trên hết.

Hai là: Việc gì cũng phải điều tra rõ ràng, cẩn thận và phải làm đến nơi đến chốn.

Phải hiểu rằng: Ðảng có hiểu rõ tình hình thì đặt chính sách mới đúng. Mà muốn Ðảng hiểu rõ thì đảng viên và cán bộ phải điều tra và báo cáo rõ ràng tình hình từng xã, từng huyện, từng tỉnh, từng khu.

Nếu không biết rõ tình hình mà đặt chính sách thì kết quả là "nồi vuông úp vung tròn", không ăn khớp gì hết.

Ba là: Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

Vì kém tính đảng mà có những bệnh sau này: Bệnh ba hoa, Bệnh chủ quan, Bệnh địa phương, Bệnh hình thức, Bệnh ham danh vị, Bệnh ích kỷ, Bệnh thiếu kỷ luật, Bệnh hủ hóa, Bệnh cẩu thả, Bệnh thiếu ngăn nắp, (gặp sao hay vậy), Bệnh xa quần chúng, Bệnh lười biếng.

Mắc phải một bệnh trong mười hai bệnh đó tức là hỏng việc. Vì vậy, chúng ta phải ráo riết dùng phê bình và tự phê bình để giúp nhau chữa cho hết những bệnh ấy. Có như thế Ðảng mới chóng phát triển.

Phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của đồng chí mình.

Tự phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của mình.

Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau. Mục đích là cho mọi người học lẫn ưu điểm của nhau và giúp nhau chữa những khuyết điểm.

Về mặt Ðảng thì phải thực hành những điều sau này:

1. Phải nghiêm ngặt kiểm tra, các địa phương phải kiên quyết thực hành những nghị quyết của Ðảng. Kiên quyết chống lại cái thói nghị quyết một đường, thi hành một nẻo.

2. Nơi nào sai lầm, ai sai lầm, thì lập tức sửa chữa. Kiên quyết chống thói nể nang và che giấu, chống thói "trước mặt thì nể, kể lể sau lưng". Phê bình thì phải rõ ràng, thiết thực, ngay thẳng, thành thật - mục đích là cốt sửa chữa, chứ không phải để công kích, cốt giúp nhau tiến bộ, chứ không phải làm cho đồng chí khó chịu, nản lòng.

3. Phải kiên quyết thực hành kỷ luật, tức là cá nhân phải tuyệt đối phục tùng tổ chức, số ít phải phục tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương.

4. Phải đòi hỏi mỗi đảng viên, trước hết là mỗi cán bộ, phải thật thà tự phê bình, tự sửa chữa những khuyết điểm của mình. Ðặt lợi ích của Ðảng, của dân tộc lên trên hết. Kiên quyết chống bệnh tự mãn tự túc, tự tư tự lợi, kiêu ngạo, ba hoa. Phải thực hành khẩu hiệu: "Chí công vô tư; cần, kiệm, liêm, chính!".

Hồ Chí Minh

-----------------------------

(*) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, Tập 5, trang 266, 267, 268.

Tin liên quan

Chủ tịch Hồ Chí Minh, linh hồn của cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh, linh hồn của cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh, linh hồn của cuộc cách mạng Việt Nam, đã hy sinh trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam. Đây là lời khẳng định của bà Poldi Sosa Schmidt, Chủ tịch Viện Văn hóa Argentina-Việt Nam (ICAV) nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).
Nơi hội tụ và lan tỏa sâu sắc tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Nơi hội tụ và lan tỏa sâu sắc tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, với lòng biết ơn vô hạn vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, đặc biệt là đồng bào, chiến sĩ miền nam, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra quyết định bảo vệ, bảo quản và giữ nguyên trạng nơi ở và làm việc của Người tại Phủ Chủ tịch.
Vùng quê cách mạng làm theo lời Bác

Vùng quê cách mạng làm theo lời Bác

Mấy ngày qua, nhiều đoàn cán bộ, học sinh, sinh viên, nhân dân ở các xã, thị trấn trong và ngoài huyện Vĩnh Lợi đến viếng, thắp hương, báo công với Bác Hồ tại Đền thờ Bác ở xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu).
Học tập và làm theo Bác Hồ đã trở thành nét đẹp văn hóa

Học tập và làm theo Bác Hồ đã trở thành nét đẹp văn hóa

Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" là sự tiếp nối, kế thừa và phát huy kết quả đạt được của các giai đoạn trước.