Kiên quyết bảo vệ tính khoa học, tính cách mạng, tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là thái độ tôn trọng sự thật lịch sử, bảo vệ chân lý và đạo lý, giữ vững niềm tin khoa học, ra sức trau dồi đạo đức cách mạng trong sáng và rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, mà còn là mệnh lệnh của cuộc sống, là sự thôi thúc và giục giã từ trái tim của mỗi chúng ta.
Trí tuệ khoa học, đạo đức cách mạng tận trung với nước, tận hiếu với dân, kết hợp nhuần nhuyễn chiến lược với sách lược và phương pháp, thấm nhuần chủ nghĩa lạc quan cách mạng, nắm bắt và dự báo sáng suốt xu thế của lịch sử... là những phẩm chất và nhân tố làm nên đặc tính cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hôm nay, kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất. Cả cuộc đời hiến dâng vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân, vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta di sản vô cùng to lớn và quý báu, trong đó có tư tưởng, đạo đức và tấm gương sáng ngời về thực hành đạo đức cách mạng của Người.
Sáng 19/5/2023, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Tổ chức Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã có bài phát biểu đề dẫn hội thảo. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu, rộng. Tình hình mới đặt ra rất nhiều yêu cầu mới về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.
Ngày 26/5, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở Paris, Đại sứ quán Việt Nam phối hợp Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch khai trương triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Khát vọng giải phóng dân tộc”. Đây là sự kiện vô cùng ý nghĩa trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người tại Pháp.
Năm 1999, Nhà xuất bản Trẻ thành lập tủ sách “30 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ”. Ban đầu, tủ sách gồm các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về sau, bổ sung nhiều đầu sách do các tác giả uy tín viết về Bác. Năm 2006, Nhà xuất bản Trẻ đổi tên tủ sách thành “Di sản Hồ Chí Minh” và phát hành thêm những bản thảo có giá trị. Qua một phần tư thế kỷ, tủ sách ý nghĩa này đã xuất bản được hơn 60 tựa với gần 600.000 bản in.
Hơn 180 đại biểu là cán bộ chủ chốt toàn tỉnh và đại diện cho những tập thể, cá nhân điển hình tỉnh Gia Lai đã tổ chức dâng hoa báo công dâng Bác ngày 17/5.
Ngày 9/5, tại thành phố Cần Thơ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp Học viện Chính trị khu vực 4 (thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức tọa đàm “Thực trạng nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí-truyền thông Việt Nam thời kỳ đổi mới”.
Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn công lao to lớn của Bác Hồ đối với cách mạng Việt Nam, về tấm gương đạo đức thanh cao của Người, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ bảy có sửa chữa, bổ sung cuốn sách “Đạo đức Bác Hồ - Tấm gương soi cho muôn đời” của TS Trần Viết Hoàn.
Trước năm 1945, khi Đảng chưa nắm chính quyền, Đảng thông qua cán bộ, đảng viên, thông qua Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể để thiết lập mối quan hệ, vận động nhân dân. Cán bộ, đảng viên sống trong lòng dân, được dân nuôi, dân bảo vệ che chở, đồng thời lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh giành chính quyền. Khi Đảng ta đã trở thành đảng cầm quyền, thấy trước được nguy cơ quan liêu của cán bộ, đảng viên, Bác Hồ rất quan tâm đến công tác dân vận của chính quyền. Ngay từ những ngày đầu giành độc lập, Bác Hồ đã luôn nhắc nhở: Củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Chính phủ, cán bộ phải là “công bộc của dân”...
Qua ba năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của từng cán bộ, đảng viên, nhân viên. Nhờ đó duy trì được không khí thi đua sôi nổi, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế và xây dựng Đảng.
Báo cáo trước Quốc hội sáng 6-11-2017, Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an nhấn mạnh, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong năm 2017 đã giành được nhiều kết quả tích cực, về cơ bản đạt và vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra, góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của đất nước.
Những năm qua, Công an TP Ninh Bình (Ninh Bình) không quản gian khó bám sát địa bàn, kịp thời ngăn chặn nhiều vụ án, bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân. Nỗ lực ấy xuất phát từ tinh thần trách nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân của lực lượng công an nói chung và Công an TP Ninh Bình nói riêng, trong phong trào "Làm theo lời Bác".
Tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, một lòng vì dân, vì nước, cùng với tính giản dị vĩ đại và sự khiêm tốn cao độ của Người được cả thế giới ca ngợi và khâm phục. Con người Hồ Chí Minh, từ lúc làm một thợ ảnh bình thường ở ngõ hẻm Compoint nước Pháp đến khi làm Chủ tịch nước Việt Nam, vẫn sống một cuộc đời thanh bạch, giản dị, tao nhã từ câu nói, tác phong đến vật dụng, tư trang hằng ngày, từ bữa ăn đến cách sống hòa mình với nhân dân.