Là hiện thân của những đức tính tốt đẹp nhất của dân tộc: trí thông minh, óc sáng suốt và lòng nhân đức cộng với nghị lực kiên cường và đức tính khiêm tôn hiếm có, lòng yêu nước thiết tha của Người được kết hợp một cách hài hòa với tình đoàn kết quốc tế hết sức nồng nhiệt.
Chúng ta không viết để than khóc trước việc Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần mà để ca ngợi cuộc sống của Người, coi như một thiên anh hùng ca của một trong những vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại nhất của thế kỷ XX. Cùng với toàn thể loài người tiến bộ, lịch sử sẽ mãi mãi tưởng nhớ đến Bác như là một người hiền hậu và đáng kính nhất, Người mà trong hơn nửa thế kỷ đã hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp cao cả là giải phóng nhân dân mình và trực tiếp góp phần vào sự nghiệp của toàn thể loài người.
Là một người thật sự khiêm tốn, người lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi, nhưng ngay cả khi đã làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn từ chối, không muốn cho người ta viết về tiểu sử của mình. Và cuộc đời đấu tranh không ngừng nghỉ của Người chống các thế lực ngoại xâm đã không cho Người có thời giờ để nói về mình, mặc dù Người đã sống gần 80 năm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không những đã giải phóng nước Việt Nam mà còn góp phần vào việc xóa bỏ cả hệ thống thuộc địa của đế quốc Pháp ở Đông Nam Á.
Tượng trưng cho sự trong sáng nhất của dân tộc Việt Nam, cho sự đoàn kết nổi tiếng trong cuộc kháng chiến cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày nay vẫn như còn sống, là người tổ chức nên thắng lợi của nhân dân Việt Nam chống sự xâm lược của đế quốc Mỹ.
Là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người tổ chức những thắng lợi vĩ đại của Việt Nam khi Người kết hợp sự phân tích một cách khoa học với đường lối cách mạng và cuộc đấu tranh của nhân dân mình, trên cơ sở vận dụng triệt để chủ nghĩa Mác-Lênin, khiến cho ngày nay Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành một đất nước thống nhất và vững mạnh sau khi đánh bại đế quốc Mỹ bằng chiến thắng ngày 30/4/1975 lịch sử.
Không ai có thể tách rời cuộc đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc, vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội với cuộc đời của lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Đó là một cuộc đời với biết bao bài học quý báu và là tấm gương cho tất cả các dân tộc đang đấu tranh cho độc lập, tự do.
Những ngọn cờ giải phóng dân tộc và xã hội của chủ nghĩa xã hội, hòa bình và “mùa xuân” của các dân tộc đã được dấy lên trong cả cuộc đời người chiến sĩ tiêu biểu - Chủ tịch Hồ Chí Minh, và ngày nay vẫn tiếp tục được giương cao. Tính bất tử của “người con” xuất sắc của nhân dân Việt Nam thể hiện ở kết quả của cuộc chiến đấu, sự đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, sự thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ngày 15/7 năm nay hồi 7 giờ sáng, tại một trong những ngôi nhà xinh xắn, xây dựng chung quanh Phủ Chủ tịch, tôi ngồi đợi Chủ tịch Hồ Chí Minh tới. Người đã nhận lời cho tôi phỏng vấn. Người mặc bộ quần áo nâu - bao giờ người ta cũng thấy Người mặc kiểu quần áo này, như tất cả mọi nông dân Việt Nam và đầu đội mũ vải, tay chống gậy nhỏ. Giọng nói của Người yếu hơn những lần trước tôi được gặp hồi năm 1964-1965, nhưng con mắt vẫn tinh nhanh như xưa, vừa hóm hỉnh, sâu sắc, vừa hiền từ. Thấy tôi, Người nói đùa ngay một câu về mái tóc ngày càng bạc trắng của tôi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ của nhân dân Việt Nam, người sáng lập và cổ vũ Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà tổ chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, nhà quốc tế chủ nghĩa lêninnít, nhà cách mạng bất khuất, người đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, vì tự do của các dân tộc bị áp bức.
Ngày 30/8, tại Khu di tích lịch sử Đền thờ Bác Hồ (xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hậu Giang tổ chức Lễ dâng hương viếng Bác Hồ.
Sáng 29/8, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phối hợp Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học “55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan Trung ương (1969-2024)”.
Nhà báo Carlos Aznares cho rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế vẫn còn nguyên tính thời sự.
Dự Lễ kỷ niệm 55 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) và trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tặng Công an Thành phố Hồ Chí Minh, sáng 17/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng Công an nhân dân, trong đó có Công an Thành phố đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, tuyệt đối trung thành với Đảng, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Sáng 16/8, tại Không gian văn hóa trà Tân Cương ở thành phố Thái Nguyên, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc Triển lãm chuyên đề “Thái Nguyên 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Người, 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.