Người không chỉ sáng lập ra Đảng Lao động Việt Nam, Mặt trận Dân tộc thống nhất, Lực lượng vũ trang nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà còn lãnh đạo hai cuộc cách mạng trong cả nước là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, lãnh đạo ba cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Đồng chí Hồ Chí Minh động viên nhân dân giành và giữ gìn nền độc lập. Các đồng chí đang lãnh đạo nhân dân cả nước tiến lên trên con đường của chủ nghĩa xã hội, trên con đường xóa bỏ việc người bóc lột người. Đảng Cộng sản Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin đã thành công ở chỗ tạo ra một nguồn sức mạnh để tiến hành cuộc kháng chiến trong 50 năm và giành được chiến công vô cùng hiển hách trong lịch sử loài người.
Tượng trưng cho sự trong sáng nhất của dân tộc Việt Nam, cho sự đoàn kết nổi tiếng trong cuộc kháng chiến cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày nay vẫn như còn sống, là người tổ chức nên thắng lợi của nhân dân Việt Nam chống sự xâm lược của đế quốc Mỹ.
Nếu Việt Nam là sự thức tỉnh lương tri của thời đại chúng ta, thì Cụ Hồ Chí Minh là người đã tạo ra lương tri đó.
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự nghiệp của Người, sự thành lập và quá trình hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, Cách mạng Tháng Tám, những chiến thắng của nhân dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến, công cuộc xây dựng một xã hội và cuộc sống mới trong những điều kiện khó khăn không thể tưởng tượng nổi... tất cả những điều đó sẽ được ghi nhớ mãi mãi như những trang đẹp nhất trong lịch sử loài người.
Nhà báo Carlos Aznares cho rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, những di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế vẫn còn nguyên tính thời sự.
Sáng 16/8, tại Không gian văn hóa trà Tân Cương ở thành phố Thái Nguyên, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc Triển lãm chuyên đề “Thái Nguyên 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Người, 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Ngày 26/5, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở Paris, Đại sứ quán Việt Nam phối hợp Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch khai trương triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Khát vọng giải phóng dân tộc”. Đây là sự kiện vô cùng ý nghĩa trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người tại Pháp.
Những di tích cách mạng, kháng chiến luôn là điểm nhấn thú vị của du lịch Thủ đô. Một trong số đó là Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) - nơi Bác Hồ viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào mùa đông năm 1946.
Xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh đã trở thành việc làm trọng tâm, thường xuyên của Đảng bộ, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Nhiều đơn vị đã có những cách làm hay, sáng tạo để không gian văn hóa đặc biệt này góp phần làm cho mỗi người dân thêm hiểu về sự nghiệp vĩ đại và thấm sâu tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, tạo nên nguồn sức mạnh của thành phố mang tên Bác.
Chiều 3/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà tưởng niệm Người trên đỉnh đèo De, xã Phú Đình, huyện Định Hóa (Thái Nguyên) nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024) và 77 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về ATK Định Hóa cùng Trung ương Đảng, Chính phủ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (20/5/1947-20/5/2024), thăm và tặng quà người có công trên địa bàn huyện.
Trên cơ sở nội dung học Bác về "trọng dân", cũng như phát huy tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, Tỉnh ủy An Giang xác định: Sự nêu gương của cán bộ lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; xây dựng và thực hiện nghiêm các quy định, quy chế làm việc, xác định rõ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu, đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách, tác phong công tác, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo là điều cần làm trước. Và cũng từ tinh thần này, nhiều cán bộ, đảng viên ở An Giang đã xung phong, đi đầu theo từng nhiệm vụ, phần việc cụ thể.
Trước năm 1945, khi Đảng chưa nắm chính quyền, Đảng thông qua cán bộ, đảng viên, thông qua Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể để thiết lập mối quan hệ, vận động nhân dân. Cán bộ, đảng viên sống trong lòng dân, được dân nuôi, dân bảo vệ che chở, đồng thời lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh giành chính quyền. Khi Đảng ta đã trở thành đảng cầm quyền, thấy trước được nguy cơ quan liêu của cán bộ, đảng viên, Bác Hồ rất quan tâm đến công tác dân vận của chính quyền. Ngay từ những ngày đầu giành độc lập, Bác Hồ đã luôn nhắc nhở: Củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Chính phủ, cán bộ phải là “công bộc của dân”...
Không khuất phục trước nghèo khó, thương binh Phạm Thanh Xuân làm theo lời Bác Hồ dạy, trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững. Sau nhiều năm phấn đấu, ông Xuân trở thành tỷ phú nuôi ong có tiếng ở tỉnh miền núi Lào Cai.
Ngày 25-11-1970, trong niềm tiếc thương vô hạn, với lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo nguyện vọng của toàn Đảng và toàn dân ta, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Quyết định số 206-NQ/TW về việc thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh.