Đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay là nhờ sức mạnh văn hóa và con người Việt Nam, tỏ rõ hồn cốt, bản sắc, nét riêng, là “Made in Việt Nam”. Vậy nên hiện nay, để xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hùng cường, hạnh phúc, sải bước cùng thời đại, sánh vai với các cường quốc năm châu như tâm nguyện và khát vọng của Bác Hồ vĩ đại và của cả dân tộc, cần phải vun bồi văn hóa, đặc biệt là tu thân, rèn luyện theo văn hóa Hồ Chí Minh.
Ngay từ giữa thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã có cái nhìn khoa học và hiện đại về phát triển xã hội, trong đó có những vấn đề mà nhiều lý thuyết phát triển ngày nay đang đặt ra như phát triển toàn diện, phát triển bền vững, phát triển nhân văn. Những vấn đề về mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và xã hội, vật chất và tinh thần… đã được Hồ Chí Minh đề cập sâu sắc trong quan niệm và thể hiện sinh động trong thực tiễn Người lãnh đạo xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa, dùng ngòi bút của mình làm vũ khí sắc bén để đấu tranh cho độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc… của con người, mà còn quy tụ, cổ vũ văn nghệ sĩ - những người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa - tư tưởng sáng tạo và cống hiến tri thức, tinh thần cho Tổ quốc và nhân dân.
Ngày 12/11/2021, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng sự nghiệp đổi mới, ngọn cờ dẫn dắt đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc (Nhìn lại 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 và hướng tới tầm nhìn năm 2045)”.
Những phẩm chất thiên tài kết hợp với hoạt động thực tiễn phong phú, sinh động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành cơ sở quan trọng trong việc lựa chọn con đường độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam, đồng thời thể hiện rõ tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Người, tiếp tục soi sáng con đường phát triển bền vững cho dân tộc Việt Nam hiện nay.
Trong sự nghiệp đổi mới, cùng với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam. Đại hội XIII của Đảng đã tiếp tục vận dụng, phát triển tư tưởng của Người, thông qua việc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Hôm nay, kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất. Cả cuộc đời hiến dâng vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân, vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta di sản vô cùng to lớn và quý báu, trong đó có tư tưởng, đạo đức và tấm gương sáng ngời về thực hành đạo đức cách mạng của Người.
Sáng 19/5/2023, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Tổ chức Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã có bài phát biểu đề dẫn hội thảo. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Sáng 10/6, tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại tỉnh Cao Bằng, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn công tác đã đến dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Ngày 26/5, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở Paris, Đại sứ quán Việt Nam phối hợp Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch khai trương triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Khát vọng giải phóng dân tộc”. Đây là sự kiện vô cùng ý nghĩa trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người tại Pháp.
Những di tích cách mạng, kháng chiến luôn là điểm nhấn thú vị của du lịch Thủ đô. Một trong số đó là Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) - nơi Bác Hồ viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào mùa đông năm 1946.
Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều cách làm để lan tỏa ảnh hưởng của điển hình thanh niên tiên tiến, lấy đó làm hạt nhân để xây dựng phong trào thi đua học tập và làm theo lời Bác trong thanh thiếu niên.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, sáng 7/2, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở nội dung học Bác về "trọng dân", cũng như phát huy tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, Tỉnh ủy An Giang xác định: Sự nêu gương của cán bộ lãnh đạo các cấp, ngành, địa phương, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; xây dựng và thực hiện nghiêm các quy định, quy chế làm việc, xác định rõ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu, đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách, tác phong công tác, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo là điều cần làm trước. Và cũng từ tinh thần này, nhiều cán bộ, đảng viên ở An Giang đã xung phong, đi đầu theo từng nhiệm vụ, phần việc cụ thể.
Bằng nhiều hình thức, mô hình và cách làm sáng tạo, thời gian qua, Công đoàn Thừa Thiên Huế chăm lo có hiệu quả lợi ích đoàn viên, người lao động. Hành động thiết thực này đã góp phần xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn tỉnh vững mạnh.