phúc

Những kết quả tích cực ở Đoan Hùng

Những kết quả tích cực ở Đoan Hùng

Thiết thực học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh từ những việc cụ thể, từng cán bộ, đảng viên và người dân huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) đã đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội.

Người là Cha, là Bác, là Anh

Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ Hai câu thơ ấy là của Tố Hữu. Nhà thơ lớn của đất nước viết về lãnh tụ cao nhất của dân tộc mà cứ như nói về người thân trong gia đình, như tình cha-con, bác-cháu, anh-em. Có điều là ba từ Cha, Bác, Anh đã không còn nguyên nghĩa danh xưng từ xưa vẫn dùng, mà nội hàm đã có sự thay đổi rộng rãi hơn, bao quát hơn; âm hưởng thì lắng sâu và vang xa hơn, vượt cả lằn ranh bờ cõi nước ta.
Vì hạnh phúc người bệnh

Vì hạnh phúc người bệnh

Khắc ghi lời thề Hippocrates và lời dạy "Lương y như từ mẫu" của Bác Hồ kính yêu, với tôi, cứu được một bệnh nhân thoát khỏi "lưỡi hái tử thần", chăm sóc cho bệnh nhân khỏe mạnh là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất. Ðó là tâm sự của bác sĩ Trương Thị Hồng Nga, Bệnh viện Ða khoa Sa Ðéc, tỉnh Ðồng Tháp.
Thắm đượm nghĩa tình quân dân

Thắm đượm nghĩa tình quân dân

Theo đoàn nhạc sĩ tỉnh Ðồng Tháp đi thực tế sáng tác tại các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, chúng tôi đến thăm Ðồn Biên phòng Trường Long Hòa, mảnh đất đầy nắng và gió ở một vùng ven biển thuộc ấp Nhà Mát, xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, cách TP Trà Vinh hơn 60 km.
Những "Ngôi nhà 100 đồng"

Những "Ngôi nhà 100 đồng"

Ngôi nhà nhỏ mang dòng chữ "Ngôi nhà 100 đồng" chỉ là một hình ảnh tượng trưng, nhưng thông qua đó là những việc làm thiết thực, những tình cảm chân thành làm ấm lòng đồng đội, để họ xiết chặt hàng ngũ, kề vai sát cánh bên nhau, phấn đấu hết sức mình cho đất nước bình yên.
Hạnh phúc là được dân tin

Hạnh phúc là được dân tin

Đến các xã, thị trấn, nhất là một số xã vùng sâu của huyện Giá Rai (Bạc Liêu), tôi được nghe nhiều cán bộ, người dân kể về Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Giá Rai Mai Chí Tính. Anh là người tâm huyết, trách nhiệm với công việc, với nhân dân, góp phần đưa huyện vượt khó đi lên.
Ân nhân của học sinh nghèo

Ân nhân của học sinh nghèo

Trở về đời thường khi đã cụt một tay, một chân và mất một mắt, cuộc sống không vợ con đầy khó khăn, với các chế độ thương binh 5,9 triệu đồng/tháng, ông vẫn dành dụm tiền để giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường. Thương binh hạng 1/4 Lê Văn Ý ngụ ở ấp Mỹ Sơn Ðông, xã Phú Mỹ, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre là tấm gương điển hình làm theo lời Bác dạy "Thương binh tàn nhưng không phế".
20 năm tạo dựng niềm tin

20 năm tạo dựng niềm tin

Biết Bí thư Ðảng ủy xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) Nguyễn Văn Diễn nhiều việc nên tôi hẹn gặp anh vào sáng thứ bảy. Song cuộc trò chuyện của chúng tôi luôn bị gián đoạn vì anh phải xử lý nhiều công việc. Luôn gần gũi nhân dân, hết lòng vì công việc là những điều cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Mai Thủy nhận xét về anh.
Những người lính biên phòng biển

Những người lính biên phòng biển

Những chiến sĩ Hải đoàn Biên phòng 38 đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng đẹp. Trong hoàn cảnh nào, các anh đều nguyện thực hiện thật tốt lời Bác Hồ căn dặn: "Đoàn kết, cảnh giác / Liêm chính, kiệm cần / Hoàn thành nhiệm vụ / Khắc phục khó khăn / Dũng cảm trước địch / Vì nước quên thân / Trung thành với Đảng / Tận tụy với dân".
Truyền thống bệnh viện là điểm tựa của chúng tôi

Truyền thống bệnh viện là điểm tựa của chúng tôi

Lãnh đạo, quản lý một bệnh viện có bề dày truyền thống gần 65 năm, Thiếu tướng, PGS, TS Hoàng Mạnh An, Giám đốc Bệnh viện 103 (Học viện Quân y) quan niệm: Công tác điều trị phải gắn với nghiên cứu khoa học, không ngừng ứng dụng các kỹ thuật cao vào phục vụ người bệnh; làm bất cứ việc gì cũng luôn nhớ lời Bác Hồ căn dặn, lương y phải như từ mẫu.
Người bắc "nhịp cầu nhân ái"

Người bắc "nhịp cầu nhân ái"

Học Bác Hồ về tình yêu thương con người, ngày ngày trên các nẻo đường từ chốn thị thành đến nơi thanh vắng, Hòa thượng Ngô Văn Từ (trong ảnh) (pháp danh Thích Thiện Sanh, trụ trì chùa Khánh Sơn, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) tìm đến với người nghèo, những mảnh đời bất hạnh để giúp đỡ, sẻ chia. Hình ảnh Hòa thượng với bộ áo cà sa nhuốm mầu mưa nắng đã trở nên quen thuộc với người dân tỉnh Sóc Trăng.
Cô Chín "dưỡng lão"

Cô Chín "dưỡng lão"

Dù đã nghe nói nhiều về nhà dưỡng lão này, nhưng trên suốt chặng đường 30 km từ TP Cao Lãnh xuống xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Ðồng Tháp, tôi cứ miên man suy nghĩ để tìm lời giải cho câu hỏi: "Không biết từ động cơ nào mà người phụ nữ năm nay đã hơn sáu mươi tuổi vẫn dám bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mua đất, cất một căn nhà rồi đón những cụ già neo đơn, những đứa trẻ mồ côi, cơ nhỡ về nuôi?".
Hết mình vì biển, đảo Trường Sa

Hết mình vì biển, đảo Trường Sa

Ðến chuỗi nhà giàn DK1, hay những cây đèn biển nơi quần đảo Trường Sa, ít ai biết có sự đóng góp đầy ý nghĩa của các nhà khoa học Trường đại học Xây dựng Hà Nội, mà trực tiếp là Viện Xây dựng công trình biển. Và người có những đóng góp không nhỏ vào những công trình ấy là PGS, TS Ðinh Quang Cường.
Người "đánh thức" đồi hoang

Người "đánh thức" đồi hoang

Một người khuyết tật không chỉ tạo lập cho mình một cuộc sống ấm no mà còn giúp nhiều người bình thường khác vượt qua đói nghèo. Ðó là ông Ðinh Xuân Hưng, 55 tuổi, ở xóm Rôốc, xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình).  
"Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"

"Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"

Với chị, giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn là niềm vui hạnh phúc. Gần 20 năm làm việc thiện, chị không nhớ hết đã đến với những ai; giúp được gì thì giúp hết mình bằng tình thương yêu tự đáy lòng. Ðó là điều mà chị Nguyễn Thị Mai Liên luôn tâm nguyện.