Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, và khoa học - công nghệ là động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển đó.
Từ những ngày đầu lập nước, khi đất nước đối mặt với “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”, Người đã nhấn mạnh vai trò then chốt của sản xuất, tiết kiệm và huy động nguồn lực toàn dân để ổn định kinh tế.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà cách mạng vĩ đại, mà còn là người có tư duy sâu sắc và tiến bộ về vai trò của tri thức, khoa học trong sự nghiệp kiến thiết đất nước. Ngay từ những ngày đầu giành được độc lập, Người đã xác định: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát triển đất nước muốn bền vững thì phải đặt con người, đặc biệt là người tài vào vị trí trung tâm của mọi chiến lược phát triển.
Sáng 9/11, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới (giai đoạn từ 1986 đến nay, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045)".