Tấm lòng người dân Cao Xá Trung với Bác Hồ

TIỂU PHƯƠNG

Thứ Năm, 17/09/2009 02:44

Năm nay cũng vậy, từ chiều hôm trước, các mẹ, các chị bận rộn với đồ đỗ, thổi xôi, làm bánh cốm. Các lão ông dọn dẹp, trang trí lại ban thờ. Còn nam nữ thanh niên quét dọn chung quanh, chuẩn bị đón khách về dâng hương tưởng niệm. Nghi lễ được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, theo tục lệ cổ truyền.

Với người dân làng Cao Xá Trung, ngày 21/7 âm lịch hằng năm là ngày không thể nào quên. Dù Bác đã đi xa 40 năm, nhưng hình ảnh và những lời căn dặn của Người luôn khắc ghi trong sâu thẳm trái tim của họ. Nhiều người già trong làng còn nhớ rất rõ và sôi nổi kể về một thời cả làng làm theo gương Bác Hồ: trồng cây, nuôi cá.

Ngày ấy, phong trào Vườn quả Bác Hồ đã dấy lên một phương thức làm kinh tế trong làng. Mỗi nhà có một vườn cây cho gia đình, ngoài ra còn đóng góp tạo một vườn ươm cây giống của cả làng. Hằng năm cung cấp cây giống từ bạch đàn, phi lao đến các loại giống cây ăn quả cho các vùng lân cận.

Khi khánh thành Bảo tàng Hồ Chí Minh, người dân Cao Xá Trung tự hào khi hai cây hồng xiêm  ươm tại vườn cây của làng, được mang ra trồng tại Vườn quả Bác Hồ trong khuôn viên Bảo tàng. Ðền thờ Bác Hồ hiện nay được xây trên nền Vườn quả Bác Hồ năm xưa. Nơi đây trở thành nơi sinh hoạt văn hóa của làng. Ngày sinh và ngày mất của Bác, những ngày lễ lớn của Ðảng và dân tộc đều được tổ chức kỷ niệm tại đây. Hằng năm, cứ đến mồng 3 Tết, làng lại tổ chức khen thưởng các cháu chăm ngoan, học giỏi bên Ban thờ Bác như để báo công dâng Người những thành tích của con em làng Cao Xá Trung .

Lão đồng chí Nguyễn Văn Tân, 70 tuổi đời, gần 50  năm tuổi đảng, là người trông coi ngôi đền, vừa sửa lại những bông hoa trên Ban thờ, vừa cảm động nói với chúng tôi: "Trước đây, ông  thân sinh  tôi là người ra tận Khu di tích Phủ Chủ tịch xin cá ở Ao cá Bác Hồ về nuôi trong ao  của  làng. Nay tôi lại vinh dự nhận trách nhiệm hằng ngày chăm sóc Ban thờ  Bác. Bao nhiêu năm qua, cứ đến ngày này, không chỉ riêng tôi mà cả làng Cao Xá Trung này đều hướng về Người với tất cả lòng thành kính".

Ông Ðoàn Văn Chuẩn, 80 tuổi luôn tự hào là người lính Cụ Hồ, tham gia cách mạng  từ năm 1945, bị đế quốc, thực dân cầm tù hai lần, bị đày ra Cam Ranh. Sau khi phục viên về quê, ông luôn là người đi đầu trong các phong trào thi đua lao động sản xuất như khoanh vùng, đổi thửa, làm giao thông nông thôn... là một trong những điển hình của phong trào ao cá, vườn quả Bác Hồ trước đây.

40 năm thực hiện Di chúc của Người, làng Cao Xá Trung đã có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ðồng chí Nguyễn Ðăng Truyền, Bí thư Chi bộ cho biết: Trong kháng chiến, Cao Xá Trung là căn cứ địa của nhiều tổ chức, cơ quan Trung ương, các cán bộ cách mạng. Tiếp nối truyền thống ấy, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lớp lớp người dân Cao Xá Trung đã nỗ lực xây dựng quê hương, làng xóm, nâng cao đời sống của mỗi gia đình; cùng nhau xây dựng nông thôn mới. Tất cả các tổ chức từ chi bộ, đến hội người cao tuổi, hội phụ nữ, thanh niên trong làng đều hăng hái thi đua làm sạch môi trường sống; tích cực tham gia khuyến học, khuyến tài, giúp đỡ hộ nghèo trong thôn xóm; xây dựng nhà trẻ, nhà văn hóa thôn, làm đường bê-tông đến từng ngõ xóm...

Trong câu chuyện, ông Nguyễn Văn Tân tự hào giới thiệu với chúng tôi  kho tư liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh, bức tượng Bác được đúc bằng đồng, bức hoành phi mang bốn chữ trang nghiêm: "Hồng Nhật Tuấn Vọng"... Ðó là tình cảm và tâm sức của người dân Cao Xá Trung, dù ở trong làng hay đang sinh sống và làm việc khắp mọi nơi, đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Ngày giỗ Bác là dịp để dân làng tưởng nhớ công lao trời bể của Bác, để học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.

Tin liên quan

Rèn luyện bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Rèn luyện bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là do bản lĩnh chính trị thiếu kiên định, thiếu vững vàng. Do đó, để cuộc đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hiệu quả, cần tăng cường giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân, ngọn cờ chỉ đường chiến thắng của quân và dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân, ngọn cờ chỉ đường chiến thắng của quân và dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước

Tư tưởng chiến tranh nhân dân là một bộ phận trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh với quá trình trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh với quá trình trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 15/5/2007, tại Hà Nội, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp Viện Khoa học Xã hội nhân văn Quân sự (Bộ Quốc phòng) tổ chức Hội thảo khoa học: "Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam", nhân kỷ niệm 50 năm bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lớp chỉnh huấn cán bộ trung, cao cấp, Bộ Quốc phòng về xây dựng Quân đội từng bước tiến lên chính quy và hiện đại (5/1957 - 5/2007) và kỷ niệm 117 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.