Thái Nguyên đưa giáo dục lịch sử địa phương, di sản văn hóa vào trường học

THẾ BÌNH

Thứ Tư, 14/05/2025 15:34
NDO - Ngày 14/5, tại Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên tổ chức chương trình giáo dục lịch sử địa phương, di sản văn hóa vào 9 trường trung học phổ thông và trung học cơ sở trên địa bàn nhằm lan tỏa tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và nâng cao hiệu quả giáo dục lịch sử, văn hóa trong học đường.
Hội thi “Ai nhớ nhiều nhất” là nơi các em học sinh thể hiện sự hiểu biết về kiến thức lịch sử và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Hội thi “Ai nhớ nhiều nhất” là nơi các em học sinh thể hiện sự hiểu biết về kiến thức lịch sử và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Đây là hoạt động lan tỏa sâu rộng trong trường học nhằm kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh qua không gian trưng bày ảnh tư liệu chuyên đề “Bác Hồ với Thái Nguyên” và Hội thi “Ai nhớ nhiều nhất”, tập hợp 100 thí sinh tiêu biểu tranh tài trong một sân chơi trí tuệ hấp dẫn, bổ ích, nhiều cảm xúc.

Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên Trần Thị Nhiện cho biết: “Chương trình là hoạt động cụ thể, thiết thực trong chuỗi các hoạt động giáo dục truyền thống, hướng tới mục tiêu bồi đắp tình yêu lịch sử, lòng biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua chương trình này, chúng tôi mong muốn tạo ra một sân chơi trí tuệ, bổ ích, nơi các em học sinh có thể học mà chơi, chơi mà học; từ đó tiếp nhận kiến thức lịch sử một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và sâu sắc”.

Không gian trưng bày ảnh tư liệu chuyên đề “Bác Hồ với Thái Nguyên” giới thiệu hơn 70 hình ảnh tư liệu quý giá về thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng, Chính phủ ở, làm việc tại An toàn khu (ATK) Thái Nguyên trong kháng chiến chống thực dân Pháp; 7 lần Bác Hồ về thăm Thái Nguyên và những thành tựu nổi bật của địa phương trong học tập và làm theo Bác.

Những hình ảnh này không chỉ mang tính lịch sử mà còn là minh chứng sống động cho sự gắn bó sâu sắc giữa Bác Hồ với vùng đất chiến khu cách mạng.

Theo bà Trần Thị Nhiện, thời gian tới, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên tiếp tục đồng hành với các nhà trường để tổ chức nhiều hoạt động giáo dục lịch sử, văn hóa với cách làm mới, sáng tạo hơn nữa. Giáo dục di sản không nên là một hoạt động riêng biệt, mà cần trở thành một phần tự nhiên trong quá trình hình thành nhân cách và đạo đức học sinh.

Chương trình này có ý nghĩa, lan tỏa sâu rộng là khi đưa lịch sử địa phương, di sản văn hóa vào trường học bằng hình thức trực quan, tương tác và kết hợp giữa học thuật-trải nghiệm-thi đua thì học sinh sẽ dễ tiếp cận và quan trọng hơn là giúp học sinh hiểu biết thêm về lịch sử, tình yêu quê hương đất nước, trân trọng những giá trị truyền thống.

Tin liên quan

Tầm nhìn vượt thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí

Tầm nhìn vượt thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí

Nhân kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2025), nhà báo kỳ cựu Martin Hacthoun - Trưởng đại diện Hãng thông tấn Prensa Latina tại Argentina, dành nhiều lời ca ngợi về vai trò tiên phong và tư duy vượt thời đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp báo chí cách mạng.
Khẳng định tính chiến đấu của báo chí cách mạng Việt Nam

Khẳng định tính chiến đấu của báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tờ Pasaxon - cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đăng bài xã luận “Báo chí cách mạng luôn có tính chiến đấu”, khẳng định quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tính chiến đấu của báo chí cách mạng là một trong những quan điểm cơ bản nhất.
Lễ báo công dâng Bác nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Lễ báo công dâng Bác nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Sáng 20/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm Trưởng Đoàn đại biểu người làm báo tiêu biểu dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67 trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Phủ Chủ tịch, dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.