
Người khẳng định:
“Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho CNXH thắng lợi.
... các cô, các chú phải đem hiểu biết khoa học kỹ thuật của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động, để nhân dân thi đua sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ...”.
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành kim chỉ nam cho các chủ trương đổi mới, sáng tạo và hoạt động khoa học và công nghệ nước nhà. Người đề cao tinh thần tự lực, tự cường trong nghiên cứu, song cũng rất cởi mở với việc học tập khoa học tiên tiến từ các nước bạn. Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đặc biệt chú trọng đến việc phát triển con người - đào tạo, trọng dụng và khơi dậy tiềm năng sáng tạo trong mỗi cán bộ, trí thức, kỹ sư.
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đổi mới sáng tạo trong phát triển khoa học kỹ thuật vẫn còn nguyên giá trị. Đó không chỉ là định hướng chiến lược mà còn là động lực để Việt Nam vươn lên, làm chủ công nghệ, phát triển nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế sâu rộng.