Xứng đáng là tờ báo Ðảng trên quê hương Bác Hồ

Bài và ảnh: MINH THƯ

Thứ Hai, 07/11/2011 21:17
Cách đây 50 năm, ngày 12/9/1961,  Báo Nghệ An ra số đầu với tên gọi "Nhân dân Nghệ An". Ngày 10/11/1961, Tỉnh ủy Nghệ An ra Nghị quyết số 175 thành lập Tòa soạn Báo Nhân dân Nghệ An, với tôn chỉ hoạt động là "Tiếng nói của Ðảng, chính quyền và nhân dân Nghệ An" và ngày 10/11 được lấy làm Ngày truyền thống của Báo Nghệ An.

Ngay từ những số báo đầu, Báo Nghệ An đã thể hiện là sản phẩm tinh thần quý giá của nhân dân Nghệ An. Hồi đó cán bộ, phóng viên ít, điều kiện làm việc thiếu thốn, nhưng các trang báo đều phong phú về nội dung và hấp dẫn về hình thức, phản ánh kịp thời và sâu sắc tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh. Sau sáu năm thành lập, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tỉnh về phát triển Miền Tây, năm 1967, Báo Miền Tây Nghệ An sáp nhập Báo Nghệ An để có chuyên trang miền núi và tăng lên ba kỳ/tuần.

Năm 1998, Báo Nghệ An thêm ấn phẩm Cuối tuần, tám trang, in bốn màu với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn và chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa - văn nghệ - thể thao... Nối tiếp thành công của ấn phẩm Cuối tuần, chuyên trang Dân tộc - Miền núi bốn trang, in bốn mầu, được xuất bản như một phụ trương của số Cuối tuần vào năm 2001 tạo nên một bức tranh toàn diện, phong phú và sâu đậm về cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của vùng miền núi, dân tộc.  Sự kiện đáng ghi nhớ nữa là năm 2002, Báo Nghệ An phát hành hằng ngày trong tuần. Với việc ra báo in Nghệ An hằng ngày, ngày 2/1/2008, Báo Nghệ An điện tử được khai trương đi vào hoạt động.

Ðến nay, Báo Nghệ An hằng ngày  phát hành khoảng 11 nghìn tờ/kỳ; Nghệ An điện tử có số bạn đọc truy cập trung bình đạt hơn 15 nghìn lượt/ngày. Từ ngày 1/9/2011 Báo Nghệ An xuất hiện ở các điểm bán báo lẻ của bưu điện 21 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh; mốc ghi nhớ nữa là từ ngày 1/10/2011 ấn phẩm Nghệ An hằng ngày in bốn mầu và tăng từ bốn trang lên sáu trang. Ðội ngũ những người làm Báo Nghệ An cũng không ngừng lớn mạnh, trình độ chuyên môn được nâng cao. 95% trong tổng số hơn 60 cán bộ, phóng viên, nhân viên của báo có trình độ đại học, nhiều người là thạc sĩ, hoặc có hai bằng đại học. 100% số phóng viên có trình độ đại học chính quy.    

Ðánh giá về tờ Báo Nghệ An, đồng chí Phan Ðình Trạc, Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An nêu rõ: Trong suốt 50 năm qua, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghệ An hết sức vui mừng và tự hào bởi những đóng góp to lớn của Báo Nghệ An đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Là người tuyên truyền tập thể, tổ chức tập thể, cổ động tập thể, Báo Nghệ An thật sự là kênh thông tin của "ý Ðảng lòng dân". Hai chiều thông tin mà báo phản ánh đã đem lại hiệu quả, tạo nên hiệu ứng tích cực trong đời sống xã hội, đó là: phổ biến đường lối, chính sách, chủ trương của Ðảng, Nhà nước, điều hành của chính quyền các cấp trong mọi lĩnh vực; phản ánh thực tế đa dạng, tâm tư, tình cảm và những đề xuất, nguyện vọng, những góp ý phản biện nhiều chiều của các tầng lớp nhân dân về các vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống. Tích cực tuyên truyền về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các cuộc vận động khác nhằm xây dựng quê hương Nghệ An ngày càng giàu mạnh. Báo kiên trì, sáng tạo trong việc phát hiện, bồi dưỡng, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, phong trào thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực đời sống; đấu tranh loại trừ các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, thói hư tật xấu, chủ động trên mặt trận tư tưởng, bảo vệ đường lối, quan điểm của Ðảng. 

Trước yêu cầu đổi mới của đời sống báo chí, để xứng đáng là tờ báo tin yêu của Ðảng bộ và nhân dân Nghệ An, thời gian tới, tập thể cán bộ, phóng viên, nhân viên của Báo Nghệ An đang tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất, đạo đức tốt và nắm vững nghiệp vụ chuyên môn. Ðổi mới nhiều hơn, mạnh mẽ hơn cả về cơ sở vật chất, kỹ thuật lẫn kỹ năng trong quy trình xuất bản báo theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp.

Tin liên quan

Công đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam làm theo lời Bác

Công đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam làm theo lời Bác

Sinh thời, Bác Hồ đã sớm nhận thấy vị thế của ngành than là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, tạo bước đà cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước vững mạnh, giàu đẹp. Chính vì thế, Người đã luôn chú ý và dành nhiều sự quan tâm cho vùng mỏ nói chung, ngành than nói riêng.
Noi gương Bác bằng những việc làm cụ thể

Noi gương Bác bằng những việc làm cụ thể

Ở Cà Mau, việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị tuy mỗi nơi có cách làm khác nhau, nhưng những việc làm tốt, những cách làm cụ thể, thiết thực đã cổ vũ và động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân hăng hái hơn trong thi đua, lao động sản xuất, chung tay vì sự phát triển và đi lên của địa phương.
“Điểm tựa” của buôn làng

“Điểm tựa” của buôn làng

Không chỉ sản xuất giỏi, già làng Srôi ở làng Đắk Trôk, xã Đắk Yă, huyện Mang Yang (Gia Lai) còn là “điểm tựa” tinh thần vững chắc của đồng bào dân tộc Ba Na tại địa phương. Tận tâm, nhiệt huyết với công việc, ông Srôi luôn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, kiên trì vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giữ gìn văn hóa truyền thống và sự bình yên cho buôn, làng.