Ðiểm tựa của nhiều gia đình ở Yên Phú

Bài và ảnh: HOÀNG LÂM, THÀNH CHÂU

Thứ Hai, 17/09/2012 19:08
Chiếc xe máy của tôi cố chồm lên phía trước, mưa xối xả quất rát mặt người, mặt đường. "Dẫu sao đã cho người ta đi nhờ, thì đành gắng cho trót vậy"- Tôi tự nhủ. Ông lão ngồi sau tiếng át cả tiếng mưa, chốc lại nhắc tôi: "Ði chậm thôi", dẫu chính ông lúc xin đi nhờ đã viện dẫn vì xe hỏng mà bản thân đang rất vội.
Ðiểm tựa của nhiều gia đình ở Yên Phú

Chúng tôi dừng xe trước mái nhà lụp xụp. Tôi theo chân ông Trúc (trong ảnh) (người đã đi nhờ tôi) chạy vội vào trong. Ðôi mắt trên gương mặt nhăn nheo, khắc khổ của bà lão chủ nhà ánh lên niềm vui khi nhìn thấy ông. Bà lão thều thào, khó nhọc cất tiếng: Ông Trúc! Ông Trúc! Ông Trúc cười hiền lành, vội mở túi ni-lông, lấy mấy vỉ thuốc ra, đoạn thao tác rất nhanh, rồi đưa cốc nước đến bên bà lão. Căn nhà nhỏ với những đồ đạc chỏng chơ trong chốc lát được ông Trúc dọn dẹp gọn gàng. Trước lúc về, ông Trúc còn ân cần dặn: Cụ đừng tiếc việc, ra mưa kẻo ốm, chút nữa tôi đem cháo sang cho nhé!

Hàng chục năm qua, không chỉ với bà lão nói trên (sau này tôi biết bà tên Trần Thị Cơ, 80 tuổi, chồng chết, sống đơn thân) mà nhiều hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, gia đình thương binh, gia đình liệt sĩ ở thôn Yên Phú, xã Liên Minh, huyện Ðức Thọ (Hà Tĩnh) đều được ông Nguyễn Văn Trúc thường xuyên thăm hỏi, động viên, giúp đỡ. Lúc đồng quà, tấm bánh, khi thì cân gạo hay vỉ thuốc giảm đau, với tấm lòng chân thành và giản dị, ông Trúc luôn là điểm tựa của nhiều gia đình ở làng trên, xóm dưới.

Thôn Yên Phú có 203 gia đình, với hơn 1.000 người đều theo đạo Thiên chúa. Ðến đây, chúng tôi được nhiều người cho biết, ông Trúc năm nay 77 tuổi, là một giáo dân, một đảng viên gương mẫu. Từ việc tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của bà con, tham gia hòa giải các mâu thuẫn trong cộng đồng, đến việc phối hợp các đoàn thể vận động nhân dân đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế gia đình..., ông Trúc luôn tiên phong, tham gia với tinh thần trách nhiệm cao. Chính những đức tính ấy mà suốt 15 năm làm trưởng thôn, rồi làm Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận từ năm 2003 đến nay, đồng chí Trúc luôn được bà con trong thôn noi gương, tín nhiệm và trở thành chỗ dựa vững chắc của người dân Yên Phú.

Qua lời kể của nhiều người, chúng tôi được biết, năm 2001, khi còn làm Trưởng thôn, đồng chí Trúc đã mạnh dạn "đứng mũi chịu sào" làm thủ tục để được xã, huyện tạo điều kiện cấp đất. Có đất, đồng chí tích cực huy động nguồn đóng góp của giáo dân để hoàn thiện ngôi nhà năm gian làm nơi nuôi dạy trẻ mầm non.

Năm 2007, khi Nhà nước chủ trương tập trung các điểm trường mầm non về trung tâm xã, nơi đây xảy ra mâu thuẫn: Bên lãnh đạo thôn thì muốn sử dụng ngôi nhà làm nhà văn hóa thôn, ban hành giáo thì muốn quản lý để làm nhà giáo lý. Ðồng chí Trúc đã họp dân, gặp gỡ, lắng nghe, trao đổi và cùng mọi người tham gia phân tích có tình, có lý về việc sử dụng và quản lý ngôi nhà đó. Hiểu ra, mọi người ai nấy đều đồng thuận, từ đó hai bên lương - giáo, đạo - đời nối lại đoàn kết, gắn bó, ổn định chính trị.

Yên Phú còn được mệnh danh làng "thuốc bắc" với gần 100 hộ tham gia kinh doanh trên địa bàn huyện Ðức Thọ. Vốn có kinh nghiệm trong nghề, ông Trúc nhiệt tình giúp vốn liếng, chỉ bảo cách làm ăn "mua tận gốc, bán tận ngọn", giúp nhiều gia đình thoát nghèo, nâng cao thu nhập.

Chị Trần Thị Thanh, một người bán thuốc bắc có uy tín, cho hay: "Nếu không có sự hỗ trợ và chỉ dẫn ban đầu của ông Trúc, thì cuộc sống gia đình tôi chưa thể ổn định như hôm nay".

 Liên Minh là xã ngoài đê La Giang của huyện Ðức Thọ, bà con năm nào cũng phải sống chung với lũ, lụt vài lần. Tuy đã ở tuổi "xưa nay hiếm", nhưng lúc mưa to, gió lớn, lũ chuẩn bị về, chẳng ngại đêm hôm, ông Trúc luôn có mặt ở những điểm nóng, những gia đình nghèo khó, đơn thân... để tổ chức sơ tán kịp thời người và tài sản đến nơi cao ráo, an toàn...

Chúng tôi ấn tượng hơn cả là chuyện ông Trúc vào Ðảng. Năm ông Trúc tròn 60 tuổi, ông bày tỏ suy nghĩ muốn được kết nạp vào Ðảng Cộng sản Việt Nam. Ông rất vui khi biết Ðảng chủ trương kết nạp đảng viên không phân biệt dân tộc, tôn giáo, độ tuổi, miễn là tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, nhiệt tình và trách nhiệm phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, làm tròn trách nhiệm của đảng viên, và vẫn tự do tín ngưỡng, được đi lễ nhà thờ, được tham gia đóng góp các chủ trương của ban hành giáo, của linh mục quản xứ. Phấn đấu bền bỉ, đến năm 2001, ông Trúc đã vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Ðảng. Năm đó, đảng viên mới Nguyễn Văn Trúc 67 tuổi.

Bí thư Ðảng ủy xã Liên Minh Nguyễn Quang Vinh, nhớ lại: Vào Ðảng được hai năm thì đồng chí Trúc được anh em tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ. Nhưng phải sinh hoạt ghép với ba thôn, vì Yên Phú bấy giờ mới có hai đảng viên, hoạt động các đoàn thể còn rời rạc, yếu và bất cập. Ðồng chí Trúc đã cùng chi bộ họp, bàn và ra nghị quyết, tổ chức phân công đảng viên trực tiếp hướng dẫn các chi hội, đoàn thể đưa hoạt động dần vào nền nếp. Trong đó, chú trọng việc đẩy mạnh tuyên truyền, phân tích để mọi người hiểu rõ điểm chung giữa Ðiều lệ Ðảng và 10 điều răn của Chúa, là cùng hướng con người tới chân, thiện, mỹ, hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Ðảng về công tác tôn giáo, vận động nhân dân sống "tốt đời, đẹp đạo", đoàn kết phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nông thôn mới. Những hoạt động tích cực của đảng viên Nguyễn Văn Trúc thật sự là cầu nối giữa phong trào của địa phương với hội đồng mục vụ và giáo xứ. Từ chỗ có hai đảng viên, sinh hoạt chi bộ ghép, bằng uy tín của mình, Bí thư Trúc đã vận động, bồi dưỡng, góp phần kết nạp thêm năm đảng viên. Yên Phú đã thành lập được một chi bộ mạnh với bảy đảng viên.

Nói về đồng chí Bí thư chi bộ, đảng viên mới Trần Trọng Kim ở Yên Phú, tâm sự: Ðồng chí Trúc là tấm gương sáng về người công giáo, đồng thời là người cán bộ, đảng viên gương mẫu, tiên phong, nói đi đôi với làm, luôn đặt lợi ích chung lên trên hết. Chính đồng chí là động lực thôi thúc chúng tôi phấn đấu đứng trong hàng ngũ của Ðảng. Tại buổi sinh hoạt chi bộ, ngoài việc đánh giá kiểm điểm hoạt động của chi bộ, đồng chí Trúc còn duy trì việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình xoay vòng trong các đảng viên, với tinh thần đồng chí, dân chủ, xây dựng. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới... Thêm một sáng kiến nữa, là đồng chí lồng ghép kể một câu chuyện về Bác Hồ, giúp đảng viên hiểu sâu sắc hơn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó, tự giác thi đua học tập và làm theo gương Bác.

Gặp đồng chí Trúc, hỏi vì sao đồng chí thường đến thăm từng nhà, trước khi chuẩn bị triển khai tuyên truyền về một việc gì đó trong thôn, đồng chí mỉm cười, tâm sự: "Ðó là truyền thống gần dân, sâu sát cơ sở mà tôi được rèn luyện từ hồi đi bộ đội, tham gia chiến trường ở Quảng Trị. Luôn gần dân, còn là dịp để mình cập nhật tình hình thực tiễn, và hơn cả là duy trì tình làng nghĩa xóm, vốn là truyền thống đẹp trong đời sống nông thôn".

 

Tin liên quan

Rèn luyện bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Rèn luyện bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là do bản lĩnh chính trị thiếu kiên định, thiếu vững vàng. Do đó, để cuộc đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hiệu quả, cần tăng cường giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân, ngọn cờ chỉ đường chiến thắng của quân và dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân, ngọn cờ chỉ đường chiến thắng của quân và dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước

Tư tưởng chiến tranh nhân dân là một bộ phận trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh với quá trình trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh với quá trình trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 15/5/2007, tại Hà Nội, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp Viện Khoa học Xã hội nhân văn Quân sự (Bộ Quốc phòng) tổ chức Hội thảo khoa học: "Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam", nhân kỷ niệm 50 năm bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lớp chỉnh huấn cán bộ trung, cao cấp, Bộ Quốc phòng về xây dựng Quân đội từng bước tiến lên chính quy và hiện đại (5/1957 - 5/2007) và kỷ niệm 117 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.