Ðiều tâm niệm của một bí thư chi bộ người Mông

Bài và ảnh: NGỌC HIẾU

Thứ Năm, 23/10/2008 02:27
Ðiều tâm niệm của một bí thư chi bộ người Mông

Qua câu chuyện anh Chứ học tập được ở Bác Hồ đức tính tiết kiệm thời gian, sử dụng thời gian sao cho thật khoa học và hợp lý. Nói đi đôi với làm, là Bí thư Chi bộ thôn Dền Thàng 2 (xã Dền Thàng) nơi có bốn đảng viên của cả ba thôn từ Dền Thàng 1 đến Dền Thàng 3 tham gia sinh hoạt, anh luôn tích cực tuyên truyền đến bà con trong thôn, trong xã học tập đức tính tiết kiệm thời gian trong hội họp, giảm các hủ tục trong đám cưới, đám ma... gây tốn kém cả về thời gian lẫn tiền bạc.

Trong cơn bão số 4 vừa qua, xã Dền Thàng bị ảnh hưởng trực tiếp, thiệt hại nặng nề về người và của. Nhà cửa, trâu, bò của một số hộ gia đình trong thôn Dền Thàng 2 bị lũ cuốn trôi, đường giao thông liên xã, liên huyện bị chia cắt.

Nghe tin lũ về, người Bí thư Chi bộ trẻ đang đi họp ngoài huyện, trong lòng như có lửa đốt vì lo lắng cho gia đình và bà con trong thôn. Ngay khi vừa thông được đường về xã, anh đã cùng với các đảng viên trong chi bộ, đoàn viên thanh niên trong xã... nhanh chóng  sơ tán tất cả các hộ gia đình ở trong xã đến nơi an toàn. Hình ảnh Bí thư Chi bộ Lý A Chứ túc trực bên chiếc loa phóng thanh để thông báo, kêu gọi bà con sơ tán vào nơi an toàn đề phòng lũ quét, lở đất đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân ở xã Dền Thàng.

Sau khi bão tan, diện tích đất nông nghiệp của xã bị giảm đi nhiều. Trước tình hình đó, để tăng diện tích đất trồng trọt, đồng chí Bí thư Chi bộ đã vận động bà con người Mông di chuyển mồ mả trên những phần đất nông nghiệp còn lại. Ðây là việc làm rất khó khăn, vất vả vì phong tục của bà con người Mông là chỉ an táng người đã khuất một lần.

Nhưng với sự kiên trì và khả năng dân vận khéo, anh đã thuyết phục được bà con nhờ đó mà diện tích đất canh tác được mở rộng, bà con trồng thêm được nhiều ngô lúa.

Bí thư Chứ tâm sự, mong muốn lớn nhất của anh tại Hội thi lần này sẽ được nghe thật nhiều câu chuyện về Bác Hồ để kể lại cho bà con trong thôn cùng nghe, cùng học tập và làm theo tấm gương của Bác. Từ đó, xóa bỏ hủ tục, tập quán lạc hậu gây lãng phí cả về tiền bạc lẫn thời gian cho bà con  để cùng nhau tăng gia sản xuất, thoát nghèo và xây dựng nếp sống văn hóa.

Tin liên quan

Công đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam làm theo lời Bác

Công đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam làm theo lời Bác

Sinh thời, Bác Hồ đã sớm nhận thấy vị thế của ngành than là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, tạo bước đà cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước vững mạnh, giàu đẹp. Chính vì thế, Người đã luôn chú ý và dành nhiều sự quan tâm cho vùng mỏ nói chung, ngành than nói riêng.
Noi gương Bác bằng những việc làm cụ thể

Noi gương Bác bằng những việc làm cụ thể

Ở Cà Mau, việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị tuy mỗi nơi có cách làm khác nhau, nhưng những việc làm tốt, những cách làm cụ thể, thiết thực đã cổ vũ và động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân hăng hái hơn trong thi đua, lao động sản xuất, chung tay vì sự phát triển và đi lên của địa phương.
“Điểm tựa” của buôn làng

“Điểm tựa” của buôn làng

Không chỉ sản xuất giỏi, già làng Srôi ở làng Đắk Trôk, xã Đắk Yă, huyện Mang Yang (Gia Lai) còn là “điểm tựa” tinh thần vững chắc của đồng bào dân tộc Ba Na tại địa phương. Tận tâm, nhiệt huyết với công việc, ông Srôi luôn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, kiên trì vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giữ gìn văn hóa truyền thống và sự bình yên cho buôn, làng.