Tháng 5 năm ngoái, tòa án tối cao Mỹ ra nghị định: Cho phép người Mỹ da đen vào học các trường của người Mỹ da trắng. Nhưng đến nay, không nơi nào chịu thi hành nghị định ấy, thậm chí Thủ đô Mỹ cũng không thi hành.

Tháng 4 vừa rồi, tòa án tối cao Mỹ họp đại biểu các tỉnh để hỏi họ vì lẽ gì mà không thi hành? Đại biểu tỉnh Viếcgini trả lời: “Vô luận thế nào, cũng không thể cho phép người Mỹ da đen học chung trường với người Mỹ da trắng, vì:

- Thân thể và trí óc của người Mỹ da đen thua kém người Mỹ da trắng.

- Thanh niên da đen mắc bệnh hay lây (như bệnh tiêm la, bệnh ho lao, bệnh máu cam…) nhiều hơn thanh niên Mỹ da trắng.

- Trong 25 người Mỹ da trắng chỉ có một người con hoang, mà trong 5 người Mỹ da đen đã có một người con hoang”.

Câu trả lời của đại biểu Viếcgini chứng tỏ rằng:

- Giữa người Mỹ da đen và người Mỹ da trắng, không bình đẳng chút nào.

- Nhiều thanh niên Mỹ (đen và trắng) đều có bệnh nguy hiểm.

- Tính đổ đồng, cứ 15 người Mỹ (đen và trắng) thì có một người con hoang. Thế là cả nước Mỹ có 11 triệu người con hoang!

Tốt đẹp thay, xã hội Mỹ vậy.

C.B.

------

Báo Nhân Dân, số 458, ngày 4-6-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.