“Thanh niên cộng sản” là tên của một nông trường tập thể ở Adécbaigiăng (Liên Xô).

Nông trường này do cụ Aivadốp tổ chức trước đây vài mươi năm, khi ông cụ đã hơn 120 tuổi. Ông cụ đặt cho nông trường cái tên “Thanh niên cộng sản”, vì ông cụ tự coi mình là thanh niên. Thật vậy, tuy năm nay đã 147 tuổi, ông cụ vẫn rất khỏe và thích làm những việc như chăn cừu, nuôi gà, trồng trọt, làm thợ mộc, thợ rèn…

Cụ Ai có 23 người con, 129 người cháu, chắt và chiu. Con cháu cụ, người thì làm ở nông trường, người thì làm ở xưởng máy, có người ở bộ đội, có người làm giáo viên. Sĩ, nông, công, binh đều có: Thật là:

Một nhà sum họp trúc mai,

Chữ phúc, chữ thọ, không ai sánh bằng.

Cô con gái đầu lòng của cụ năm nay vừa 120 xuân xanh.

Cụ Ai là người nhiều tuổi nhất ở Liên Xô, có lẽ cũng là nhất trên thế giới.

Theo chỗ chúng tôi biết, thì người nhiều tuổi nhất ở nước ta cụ Quận, năm nay 123 tuổi, một cố nông công giáo, quê ở Khu 4. Cụ Quận cũng mạnh khỏe, và ham đan lát, làm vườn, Hồ Chủ tịch và Chính phủ ta đặc biệt kính trọng và giúp đỡ ông cụ.

Con cháu Việt Nam và con cháu Liên Xô kính chúc hai cụ mạnh khỏe và sống lâu!

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 593, ngày 17-10-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.