Đó là em Mấn (ở bộ đội) và em Trần Thị Thanh (thợ làm giấy). Đây là chuyện em Mấn:

Lúc 13 tuổi, em xin vào bộ đội làm liên lạc. Nhanh nhảu, gan dạ, chịu khó, vui vẻ, chú bé Mấn đi đến đâu cũng có bố mẹ nuôi, anh chị nuôi. Nhờ vậy, chỗ nào khó khăn nguy hiểm, người lớn đi không được, Mấn vẫn đi được.

Ngoài việc giao thông liên lạc, Mấn lại thường tham gia đánh giặc. Khi đánh giặc cũng như lúc giao thông, Mấn rất bình tĩnh, gan góc. Do đó, Mấn đã tiêu diệt và bắt sống được một số giặc, cướp được súng và lập chiến công. Trong chiến dịch Hòa Bình, Mấn đã bơi qua sông lấy được 1 chiếc canô của địch.

Người ta hỏi: “Tây nó to như thế, em bé nhỏ như thế, sao em dám đánh nhau với chúng?”. Mấn trả lời: “Tây nó ác quá. Không diệt chết chúng đi, thì nhi đồng cũng không sống được. Bác Hồ bảo người lớn kháng chiến, trẻ con cũng kháng chiến. Ta kiên quyết thì đánh được tuốt, chúng to mấy cũng không sợ. Chúng nó càng to xác, thì ta càng dễ bắn trúng...”.

Thế là:

Anh hùng không kể trẻ già,

Bé mà diệt giặc cũng là “trượng phu”.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 63, ngày 26-6-1952, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.