Hôm 22-5, Chính phủ Màydại (Mayer) lại đổ.

Từ ngày Thế giới chiến tranh thứ hai chấm dứt đến nay, Chính phủ Pháp đổ lần này là lần thứ 18. Vì sao Chính phủ Pháp lại đổ như “quả sung bị bão”? Vì:

V quân s - Chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, chúng cứ thua mãi. Từ trước đến nay, chúng chỉ thua to ở Việt Nam. Gần đây, chúng lại thua to ở Lào. Chỉ trong vòng 1 tháng, quân đội giải phóng Lào đã giải phóng 1 phần 4 đất nước.

Giặc Pháp ở Việt Nam có đến 22 tướng, hơn 750 tá. Mỗi năm trường cán bộ quân sự ở Pháp đào tạo được bao nhiêu cán bộ, đều bị tiêu diệt hết ở chiến trường Việt Nam. Thế mà chúng cứ đeo đuổi cuộc chiến tranh phi nghĩa. Vì vậy mà ảnh hưởng to đến:

Kinh tế tài chính của Pháp - Mỗi năm Pháp tốn hơn 600 ngàn triệu đồng phrăng vào cuộc chiến tranh. Đó là một cái “hố không có đáy” nó làm cho tài chính Pháp sống dở, chết dở. Công nghệ và thương nghiệp Pháp lại bị Mỹ lấn ép, không ngóc đầu lên được. Do đó, nhân dân Pháp phải chịu thuế khóa ngày thêm nặng, giá sinh hoạt ngày thêm đắt, nạn thất nghiệp ngày thêm nhiều. Vì vậy xã hi Pháp thêm hỗn loạn, những cuộc bãi công ngày lan rộng và ảnh hưởng to đến:

Chính tr - Mỹ “giúp” Pháp tiền, và đòi Pháp hai điều chính:

1- Thừa nhận để Tây Đức lập quân đội phát xít. Việc này bị nhân dân Pháp phản đối kịch liệt.

2- Đàn áp Đảng Cộng sản - Nhưng Đảng Cộng sản ngày càng mạnh. Trong cuộc tổng tuyển cử, 1 phần 4 nhân dân Pháp bỏ phiếu cho Đảng Cộng sản. Vừa rồi, trong cuộc tuyển cử hội đồng nhân dân khắp nước Pháp, Đảng Cộng sản lại thắng to, có nơi 45 phần trăm nhân dân tán thành Đảng Cộng sản, tức là phn đi Chính phủ phản động Pháp.

Có thể nói rằng: Kháng chiến của ta càng thắng lợi, thì Chính phủ phản động Pháp càng thường trực đổ. Chắc ít lâu nữa, ta sẽ thấy Chính phủ Pháp đổ lần thứ 19.

Chính phủ địch thì lập lên đổ xuống liên tiếp. Chính phủ kháng chiến ta thì vững như núi Giăng Màn1), lực lượng ngày càng mạnh và uy tín ngày càng cao ở trong nước và trên trường quốc tế.

Chỉ điều đó cũng đủ rõ: thế đch yếu, thế ta mnh.

C.B.

--------

- Báo Nhân Dân, số 114, từ ngày 26 đến ngày 30-5-1953, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.135-136.


1) Một dãy núi cao ở Nghệ Tĩnh (TG).

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.