Cách mạng Tháng Mười thành công, không những là thắng lợi của nhân dân Liên Xô, mà cũng là mở đường thắng lợi cho nhân dân lao động thế giới. Từ 36 năm nay, chúng ta thấy:

- Một bầy “con trời” bị đánh đổ, như vua Nga, vua Đức, vua Áo, vua Bảo, vua Tây Ban Nha, và nhiều “vua cỏ” khác bị đập tan như vỏ cua.

- Tư bản và phong kiến ở nhiều nước bị đánh đổ, như ở các nước dân chủ mới.

- Nhiều đế quốc bị sụp nát hoặc suy yếu. Sụp nát như đế quốc Đức, Ý, Nhật. Suy yếu như đế quốc Anh, Pháp. Tên trùm đế quốc là Mỹ, cũng bị thất bại nhục nhã ở Triều Tiên.

- Nhân dân nhiều nước được giải phóng, như các nước dân chủ ở Đông Âu, Trung Quốc, Triều Tiên. Cộng là 800 triệu người, tức là non một nửa nhân dân thế giới đã được giải phóng.

- Nhân dân nhiều nước nổi lên đấu tranh anh dũng chống đế quốc và tranh lấy độc lập, tự do, như Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân, v.v..

- Có nhiều nước đã thoát khỏi ách đế quốc một phần nào, như Ấn Độ, Diến Điện, Nam Dương...

- Có những dân tộc xưa nay người ta cho là rất lạc hậu, nay cũng nổi lên chống đế quốc một cách oanh liệt như nhân dân các thuộc địa ở Trung Phi châu, ở Guyan...

- Phong trào hòa bình và dân chủ sôi nổi khắp thế giới.

Liên Xô lãnh đạo cách mạng các nước. Cách mạng các nước lại làm cho lực lượng Liên Xô càng thêm hùng mạnh. Trước kia, Liên Xô một mình mà đã đánh tan phát xít Đức, Ý, Nhật. Ngày nay, Liên Xô cộng với Trung Quốc và các nước dân chủ mới khác, là một lực lượng vô cùng to lớn, nó sẽ đánh bẹp bất cứ đế quốc nào.

Cách mạng Tháng Mười thành công, trước thì dẹp tan lũ bù nhìn và đánh lui 14 đế quốc can thiệp, sau thì đánh thắng phát xít Đức, Ý, Nhật - một nguyên nhân chính là vì đã triệt để cải cách ruộng đất.

Việt Nam ta thực hiện phát động quần chúng, cải cách ruộng đất, thì chúng ta cũng sẽ đánh thắng thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đập tan lũ bù nhìn và đưa kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc đến thành công.

C.B.

———-

- Báo Nhân Dân, số 145, từ ngày 1 đến ngày 5-11-1953, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.327-328.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.