Tháng 6 năm ngoái, ba vị Thủ tướng Chu Ân Lai, Nêru và Unu đã thay mặt 3 nước Trung, Ấn, Diến[1] ký một bản tuyên bố chung về chính sách ngoại giao, gồm 5 nguyên tắc lớn, là:

- Tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ toàn vẹn của nhau,

- Không xâm phạm nhau,

- Không can thiệp vào nội chính của nhau,

- Đối đãi nhau bình đẳng và đôi bên đều có lợi,

- Chung sống hòa bình.

Sau đó, khi gặp Thủ tướng Chu Ân Lai, Thủ tướng Nêru và Thủ tướng Unu, Hồ Chủ tịch cũng hoàn toàn tán thành 5 nguyên tắc ấy.

5 nguyên tắc lớn là nền tảng bang giao thân thiện và hòa bình, Việt Nam ta và Cao Miên, Lào là láng giềng gần gũi. Hồ Chủ tịch đã nói rõ rằng: Nhân dân và Chính phủ ta sẵn sàng thi hành
5 nguyên tắc ấy với các nước, trước hết là với 2 nước anh em Cao Miên và Lào.

Vừa rồi, vua Lào và Hoàng tử Cao Miên cũng tuyên bố ủng hộ 5 nguyên tắc ấy. Chúng ta rất hoan nghênh và mong rằng lời tuyên bố của các nhà cầm quyền Cao Miên và Lào sẽ biến thành hành động thực tế.

Như vậy, thì nhân dân 3 nước Việt Nam, Cao Miên, Lào đã đoàn kết sẽ càng đoàn kết hơn và sẽ đồng tâm hợp lực góp phần xứng đáng vào công cuộc giữ gìn hòa bình ở châu Á và thế giới.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 393, ngày 30-3-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.385-386.


[1]. Diến nghĩa là: Diến Điện, nay là Mianma (BT).

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.