Hôm 1-10, là Ngày quốc khánh Trung Hoa, 500 triệu nhân dân Trung Quốc đã nêu to khẩu hiệu:

“Chúc mừng nhân dân Việt Nam anh dũng chiến đấu chống đế quốc xâm lược để tranh lại độc lập của dân tộc!”.

“Chúc nhân dân Việt Nam tranh được nhiều thắng lợi to và mới trong cuộc đấu tranh giữ gìn độc lập và hòa bình!”.

“Chống đế quốc Mỹ âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh ở Việt Nam!”.

Quân và dân Việt Nam rất cảm ơn anh em Trung Quốc, và hứa rằng nhất định kiên quyết kháng chiến để đánh tan đế quốc Pháp - Mỹ và tranh lấy thắng lợi hoàn toàn.

Chẳng những nhân dân Việt Nam và Trung Quốc chắc như vậy, mà số đông người Pháp cũng chắc như vậy.

Ở nước Pháp, phong trào chống chiến tranh ngày càng lên cao, và bao gồm các tầng lớp nhân dân Pháp. Một thí dụ:

Trong tờ báo Diễn đàn nhân dân (một tờ báo tư sản Pháp), giáo sư đại học là ông Lavécnhơ viết: “Vì lý do gì mà Pháp theo đuổi cuộc chiến tranh ở Việt Nam? Rõ ràng là quân đội Pháp chỉ là những tên lính đánh thuê cho Mỹ, Pháp đã lâm vào một tình trạng đê hèn - hầu như bán rẻ sinh mạng của binh sĩ Pháp cho Mỹ, để lấy mỗi năm 3, 4 trăm triệu đôla!... Pháp theo đuổi cuộc chiến tranh tuyệt vọng này, là vì vâng theo mệnh lệnh Mỹ, vì Pháp đã trở nên một chư hầu của Mỹ, hàng tháng phải chìa tay xin tiền Mỹ...”.

Ông Lavécnhơ viết tiếp: “Cuộc kháng chiến của Việt Nam là một cuộc chiến tranh của tất cả những người Việt Nam yêu nước để giải phóng dân tộc”. Và ông kết luận: “Thực dân Pháp nhất định sẽ thất bại”, tức là kháng chiến của ta nhất định thắng lợi, như lời 500 triệu anh em Trung Quốc đã chúc cho ta.

C.B.

-----------

- Báo Nhân Dân, số 141, từ ngày 11 đến ngày 15-10-1953, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.310-311.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.