Đó là số nhân dân Trung Quốc, tính đến tháng 6-1954. Trong số ấy có độ 20 triệu Hoa kiều ở nước ngoài và nhân dân ở Đài Loan.

Trước kia, người ta thường nói: Trung Quốc có 450 triệu (hoặc 500 triệu) nhân dân. Từ đời xưa đến hồi Quốc dân Đảng, không ai biết rõ, vì nhân dân không chịu nói thật. Họ sợ nói thật thì bị bắt phu bắt lính và nộp thuế càng nhiều, chỉ có hại, không có lợi. Từ Cách mạng Trung Quốc thành công, dân nói thật số người để được chia ruộng đất, được tuyển cử, không có hại mà chỉ có lợi.

So với số người toàn châu Âu là 420 triệu, so với số người 4 nước tư bản to nhất cộng lại (Mỹ, Anh, Pháp, Ý) là 257 triệu - thì càng thấy Trung Quốc là một nước khổng lồ.

Gần 602 triệu người Trung Quốc cộng với hơn 200 triệu người Liên Xô (chủ nghĩa xã hội), 100 triệu người các nước dân chủ nhân dân, 360 triệu người Ấn Độ yêu chuộng hòa bình, v.v. thì càng thấy rõ lực lượng hòa bình dân chủ thế giới thật là vô cùng to lớn.

C.B.

----------

- Báo Nhân Dân, số 210, từ ngày 1 đến ngày 3-8-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.13.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.